Quốc tế   Vòng quanh Thế giới

BAOTAYNINH.VN trên Google News

10 lễ hội mùa xuân độc đáo nhất thế giới 

Cập nhật ngày: 01/02/2017 - 08:59

Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc, té nước ở Thái Lan hay rắc bột màu ở Ấn Độ là những hoạt động được chờ đợi nhất vào mùa xuân.

1.  Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

Lễ hội đèn lồng tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm được xem như sự kiện quan trọng và dài nhất của người Trung Quốc. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã tin rằng đèn lồng có khả năng xua đuổi ma quỷ, mang lại bình yên và may mắn nên thường treo chúng tại cổng nhà và cửa hàng ngay trước thềm năm mới. Dần dần, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, khi đó, người dân sẽ mặc những bộ đồ màu đỏ, in hình hoa và đèn lồng để hy vọng một năm mới bình an, thịnh vượng. Ảnh: policymic.

Lễ hội đèn lồng tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm được xem như sự kiện quan trọng và dài nhất của người Trung Quốc. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã tin rằng đèn lồng có khả năng xua đuổi ma quỷ, mang lại bình yên và may mắn nên thường treo chúng tại cổng nhà và cửa hàng ngay trước thềm năm mới. Dần dần, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, khi đó, người dân sẽ mặc những bộ đồ màu đỏ, in hình hoa và đèn lồng để hy vọng một năm mới bình an, thịnh vượng.

 2. Lễ hội Holi ở Ấn Độ

Hàng năm, người Ấn Độ cũng như người dân ở nhiều quốc gia theo đạo Hindu thường tổ chức lễ hội Holi để đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu của mùa xuân với hy vọng vào một mùa màng bội thu.

Hàng năm, người Ấn Độ cũng như người dân ở nhiều quốc gia theo đạo Hindu thường tổ chức lễ hội Holi để đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu của mùa xuân với hy vọng vào một mùa màng bội thu.

 3. Lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản

Lễ hội diễn ra đúng lúc hoa anh đào nở rộ nhất, thường trong cuối Tháng Ba hoặc những ngày đầu tiên của Tháng Tư. Lễ hội sẽ chính thức bắt đầu khi những cây hoa anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa. Vào những ngày lễ hội, người Nhật thường quây quần bên dưới các gốc cây anh đào, cùng ăn uống, nghe nhạc và chơi đùa, ca hát. Những hoạt động này có khi được kéo dài cả ngày lẫn đêm. Đồ ăn được chuẩn bị từ trước, gồm một số các món truyền thống như sushi, dango, bento và rượu sake hoặc hanamizake – loại rượu đặc biệt được dùng trong khi ngắm hoa.

Lễ hội diễn ra đúng lúc hoa anh đào nở rộ nhất, thường trong cuối Tháng Ba hoặc những ngày đầu tiên của Tháng Tư. Lễ hội sẽ chính thức bắt đầu khi những cây hoa anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa. Vào những ngày lễ hội, người Nhật thường quây quần bên dưới các gốc cây anh đào, cùng ăn uống, nghe nhạc và chơi đùa, ca hát. Những hoạt động này có khi được kéo dài cả ngày lẫn đêm. Đồ ăn được chuẩn bị từ trước, gồm một số các món truyền thống như sushi, dango, bento và rượu sake hoặc hanamizake - loại rượu đặc biệt được dùng trong khi ngắm hoa.

4.  Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan

Lễ hội té nước Songkran diễn ra vào tháng 4 hàng năm, kéo dài 3 ngày và thu hút một lượng lớn du khách đến với đất nước Chùa Vàng. Người Thái Lan tổ chức lễ hội Songkran để đón chào năm mới. Theo truyền thống, đây là dịp để gột rửa những điều không may của năm cũ, đón chờ một năm mới bình an và bày tỏ lòng tôn kính với gia đình, người lớn tuổi, thắt chặt mối quan hệ cùng làng xóm.

Lễ hội té nước Songkran diễn ra vào tháng 4 hàng năm, kéo dài 3 ngày và thu hút một lượng lớn du khách đến với đất nước Chùa Vàng. Người Thái Lan tổ chức lễ hội Songkran để đón chào năm mới. Theo truyền thống, đây là dịp để gột rửa những điều không may của năm cũ, đón chờ một năm mới bình an và bày tỏ lòng tôn kính với gia đình, người lớn tuổi, thắt chặt mối quan hệ cùng làng xóm.

 5Lễ hội Las Fallas ở Valencia, Tây Ban Nha

Lễ hội Las Fallas ở Valencia, Tây Ban Nha chính thức bắt đầu vào ngày 1/3 hàng năm bằng màn bắn pháo hoa lúc 14h và kéo dài liên tục đến hết ngày 19. Trong dịp này, du khách có thể hoà mình vào không khí vui chơi rộn ràng với nhiều hoạt động sôi động, chiêm ngưỡng những con rối khổng lồ làm từ giấy, gỗ và sáp. Mỗi một tác phẩm có giá hàng chục ngàn USD, nội dung châm biếm và những phong tục lỗi thời trong xã hội.

Lễ hội Las Fallas ở Valencia, Tây Ban Nha chính thức bắt đầu vào ngày 1/3 hàng năm bằng màn bắn pháo hoa lúc 14h và kéo dài liên tục đến hết ngày 19. Trong dịp này, du khách có thể hoà mình vào không khí vui chơi rộn ràng với nhiều hoạt động sôi động, chiêm ngưỡng những con rối khổng lồ làm từ giấy, gỗ và sáp. Mỗi một tác phẩm có giá hàng chục ngàn USD, nội dung châm biếm và những phong tục lỗi thời trong xã hội.

 6. Lễ hội Nowruz (năm mới) ở Ba Tư

Nowruz, hay còn gọi là Năm mới Ba Tư, là lễ hội truyền thống của các nước vùng Trung Á và Nam Á như Iraq, Iran, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ,... Lễ hội này đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân và được tổ chức vào ngày xuân phân ở Bắc bán cầu. Vào dịp này, người dân ở những khu vực từng thuộc Ba Tư cổ đại sẽ mặc những bộ đồ truyền thống, ca hát và nhảy múa với tiếng kèn và trống lục lạc trên đường phố để chào đón năm mới.

Nowruz, hay còn gọi là Năm mới Ba Tư, là lễ hội truyền thống của các nước vùng Trung Á và Nam Á như Iraq, Iran, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ,... Lễ hội này đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân và được tổ chức vào ngày xuân phân ở Bắc bán cầu. Vào dịp này, người dân ở những khu vực từng thuộc Ba Tư cổ đại sẽ mặc những bộ đồ truyền thống, ca hát và nhảy múa với tiếng kèn và trống lục lạc trên đường phố để chào đón năm mới.

7. Lễ hội lăn pho mát ở Anh

Lễ hội lăn pho mát, một trong những lễ hội kỳ quái nhất thế giới, xuất hiện từ thế kỷ 15 và diễn ra thường niên trên đồi Cooper (Anh). Hình thức của lễ hội này là biến tấu từ nghi thức thả các vật như bánh, kẹo từ trên đồi xuống với ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu từ xa xưa. Trong lễ hội, người ta sẽ lăn một khoanh pho mát từ đỉnh đồi và nhiệm vụ của những thí sinh tham dự là đuổi theo miếng pho mát đó.

Lễ hội lăn pho mát, một trong những lễ hội kỳ quái nhất thế giới, xuất hiện từ thế kỷ 15 và diễn ra thường niên trên đồi Cooper (Anh). Hình thức của lễ hội này là biến tấu từ nghi thức thả các vật như bánh, kẹo từ trên đồi xuống với ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu từ xa xưa. Trong lễ hội, người ta sẽ lăn một khoanh pho mát từ đỉnh đồi và nhiệm vụ của những thí sinh tham dự là đuổi theo miếng pho mát đó.

 8. Lễ hội xuân phân ở Mexico

Vào ngày 20 hoặc 21/3 hàng năm, hàng nghìn người dân Mexico cùng nhau tập chung tại khu khảo cổ Teotihuacan, cách thủ đô Mexico khoảng 48 km về phía đông bắc, để tham dự lễ hội xuân phân. Khoảng từ 9h sáng tới 13h chiều, họ sẽ leo 360 bậc thang dẫn tới đỉnh kim tự tháp Mặt trời với niềm tin các vị thần sẽ ban cho họ năng lượng và sức khỏe.

Vào ngày 20 hoặc 21/3 hàng năm, hàng nghìn người dân Mexico cùng nhau tập chung tại khu khảo cổ Teotihuacan, cách thủ đô Mexico khoảng 48 km về phía đông bắc, để tham dự lễ hội xuân phân. Khoảng từ 9h sáng tới 13h chiều, họ sẽ leo 360 bậc thang dẫn tới đỉnh kim tự tháp Mặt trời với niềm tin các vị thần sẽ ban cho họ năng lượng và sức khỏe.

9. Lễ hội hoa đăng ở Singapore

Trong suốt từ mùng 1 đến 15 Tết Nguyên Đán, đâu đâu ở Singapore cũng mang màu sắc lễ hội. Người người chúc mừng nhau, nói những điều tốt lành, trao gửi phong bao lì xì may mắn. Ngoài lễ hội hoa đăng diễu hành những ngày cận Tết, con giáp biểu trưng cho năm cũng xuất hiện khắp nơi cùng sắc đỏ may mắn được trang trí làm tông chủ đạo. Nếu xuất hành đầu năm đến đây, các gia đình sẽ cảm nhận trọn vẹn không khí may mắn mang tính tâm linh và sự trang trọng của ngày Tết Nguyên Đán.

Trong suốt từ mùng 1 đến 15 Tết Nguyên Đán, đâu đâu ở Singapore cũng mang màu sắc lễ hội. Người người chúc mừng nhau, nói những điều tốt lành, trao gửi phong bao lì xì may mắn. Ngoài lễ hội hoa đăng diễu hành những ngày cận Tết, con giáp biểu trưng cho năm cũng xuất hiện khắp nơi cùng sắc đỏ may mắn được trang trí làm tông chủ đạo. Nếu xuất hành đầu năm đến đây, các gia đình sẽ cảm nhận trọn vẹn không khí may mắn mang tính tâm linh và sự trang trọng của ngày Tết Nguyên Đán.

10. Lễ hội đêm Walpurgis (CHLB Đức)

Lễ hội mùa xuân truyền thống của Đức này thường được tổ chức ở Trung Âu và Bắc Âu - chính xác 6 tháng sau khi diễn ra lễ hội Hallowen. Những người tham gia sẽ mặc trang phục như các phù thủy, đốt các đống lửa và nhảy múa xung quanh. Một trong những nơi tổ chức lễ hội này phổ biến nhất là bảo tàng ngoài trời Skansen tại Stockholm.

Lễ hội mùa xuân truyền thống của Đức này thường được tổ chức ở Trung Âu và Bắc Âu - chính xác 6 tháng sau khi diễn ra lễ hội Hallowen. Những người tham gia sẽ mặc trang phục như các phù thủy, đốt các đống lửa và nhảy múa xung quanh. Một trong những nơi tổ chức lễ hội này phổ biến nhất là bảo tàng ngoài trời Skansen tại Stockholm.

Nguồn BNA

(Tổng  hợp)