BAOTAYNINH.VN trên Google News

2 loại đường dùng trong thực phẩm 

Cập nhật ngày: 18/03/2019 - 15:32

Maltodextrin được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng độ đặc, thời gian sử dụng...

Maltodextrin là một loại đường nhân tạo, dạng bột màu trắng, có nguồn gốc từ gạo, khoai tây, lúa mì; được chia thành 2 dạng: maltodextrin thông thường và maltodextrin chống tiêu hóa - Digestion Resistant Maltodextrin (DRM). Maltodextrin chống tiêu hóa được xếp vào nhóm chất xơ.

Maltodextrin thông thường có vị ngọt, chứa calo và dễ bị phá vỡ để tạo ra glucose. Loại đường này có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thường được thêm vào quá trình chế biến thực phẩm và được sử dụng như làm chất làm đặc, tăng kết cấu hoặc phủ lên thực phẩm. 

Chất này cũng thường được sử dụng như một thành phần bổ sung: tăng cân cho gymer, tăng năng lượng cho các vận động viên marathon và Ironman Triathlons vì chúng có chứa hàm lượng carbohydrate cao. Maltodextrin cũng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi cơ bắp và giảm sự mỏi cơ bắp sau khi tập thể dục vất vả vì chỉ số đường huyết cao.

Đường nhân tạo maltodextrin được làm từ ngô, lúa mì, gạo, khoai tây... Ảnh: Proteinworks.

Loại thứ 2 là DRM, cũng có nguồn gốc phổ biến nhất từ ngô, lúa mì, gạo, khoai tây. DRM được tạo ra bằng cách đưa maltodextrin thông qua một quy trình bổ sung thay đổi kết nối các đơn vị đường. Nó khó tiêu hóa vì cơ thể chúng ta không có các enzyme cần thiết để phá vỡ các liên kết mới. Trái ngược với maltodextrin thường, DRM không chứa calo, do đó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng vẫn cung cấp nhiều lợi ích của chất xơ hòa tan.

Trang Primaforce (Mỹ) cho biết, DRM có tốc độ lên men chậm hơn maltodextrin. Điều này giúp giảm tác dụng tiêu cực (như đầy hơi, tăng cân, tăng đường huyết) xảy ra với chất xơ hòa tan. DRM có thể được sử dụng như một prebiotic thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. 

Trong một nhóm gồm 66 người tham gia nghiên cứu, DRM có thể tốt trong việc điều chỉnh lượng đường máu trong và sau bữa ăn bằng cách không gây ra sự tăng vọt của lượng đường trong máu. Chất này không làm thay đổi nồng độ insulin - nguyên nhân gây ra các loại bệnh ung thư và tiểu đường.

Nguồn VNE


Liên kết hữu ích