BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 1 tháng 7:

Cập nhật ngày: 01/07/2017 - 08:42

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822, quê ở Tân Khánh, Bình Dương (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Nǎm 1843 ông đỗ tú tài, khi đó mới 21 tuổi. Nǎm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi, bỗng nghe tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường về ông bị bệnh và mù mắt.

Từ đó, ông an phận ở Gia Định dạy học, nhân dân nơi đây quen gọi ông là Đồ Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm, ông về Bến Tre dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với nhóm nghĩa binh của Trương Định.

Ông tích cực dùng vǎn chương lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm vǎn tế "Vong hồn mộ nghĩa", thơ vǎn thương sót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cái chết của Phan Thanh Giản. Ông có ba tác phẩm yêu nước là "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp".

Nguyễn Đình Chiểu không những là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ, một nhà vǎn hoá của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX. Ông mất ngày 3-7-1888.

* Lợi dụng cơ hội một quan chức cao cấp của Nhật gợi ý với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch về việc tổ chức một phong trào thanh niên thân Nhật, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương vận động một phong trào thanh niên công khai để tập hợp lực lượng yêu nước của Nam Bộ và Sài Gòn chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Tổ chức ấy lấy tên là "Thanh niên Tiền phong". Lễ ra mắt chính thức của "Thanh niên Tiền phong" được tổ chức công khai trước Sở thú Sài Gòn vào ngày 1-7-1945.

Từ Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào "Thanh niên Tiền phong" đã làm tan rã các tổ chức thể thao của Pháp. Bằng những công việc như làm vệ sinh, quyên gạo, tiền, tổ chức cứu đói v.v... phong trào đã đi sâu vào đời sống quần chúng để thực hiện chủ trương của Đảng.

* Ngày 1-7-1948, Nha Bình dân học vụ đã phát động một chiến dịch diệt dốt mới.

Chiến dịch này được triển khai đều khắp từ cǎn cứ Việt Bắc đến đồng bằng Liên khu 3, từ Bình Trị Thiên, Liên khu 5 đến các cǎn cứ tại Đồng Tháp (Nam Bộ).

Tính đến đầu nǎm 1949, hơn 10 triệu người từ 8 tuổi trở lên ở nước ta đã thoát nạn mù chữ (Lúc này số dân nước ta có khoảng 26 triệu người).

* Tại phiên họp toàn thể lần thứ 119 của Hội nghị Pari về Việt Nam ngày 1-7-1971, Đoàn thể đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đưa ra sáng kiến gồm 7 điểm nhằm giải quyết hoà bình về vấn đề Việt Nam. Đó là các vấn đề: Thời hạn rút hết quân Mỹ; Chính quyền ở miền Nam Việt Nam; các lực lượng vũ trang; Hoà bình thống nhất Việt Nam và quan hệ hai miền; Chính sách đối ngoại hoà bình trung lập ở miền Nam Việt Nam; Những thiệt hại do Mỹ gây ra; Tôn trọng và bảo quản quốc tế các hiệp nghị sẽ ký kết.

Sáng kiến hoà bình 7 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam được nhân dân trong và thế giới hoan nghênh ủng hộ.

* Đại hội Đại biểu Đoàn thanh niên nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam lần thứ hai được tổ chức ngày 1 tháng 7 nǎm 1973, trong vùng giải phóng. Có 200 đại biểu về dự đại hội, Đại hội đã nêu bật sự đóng góp to lớn của hàng triệu bạn trẻ trên tiền tuyến lớn anh hùng, và nêu lên nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam trong giai đoạn mới.

Đại hội quyết định từ nay Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh và đội mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

* Laibơnít Gốtphríc Vinhem Phôn (Leibniz Gottfried Whilhlm von) sinh ngày 1-7-1646 tại Lepzich (Đức). Nǎm 1666 ông đã viết luận án chuẩn bị làm Tiến sĩ Luật nhưng bị từ chối vì còn quá trẻ để nhận bằng Tiến sĩ. Nhưng nguyên nhân chính là do ông giỏi Luật hơn số đông giáo sư của trường Đại học Lepzich.

Để hiểu biết triết học, ông đi sâu nghiên cứu toán học. Ngay sau khi sáng tạo toán học ông đã làm ra máy tính thực hiện được cả bốn phép tính số học, và máy tích phân gần đúng. Công trình lớn nhất của ông là "Phép tính tích phân và vi phân". Bằng các phương pháp của phép tính này, ông đã giải quyết hàng loạt vấn đề mà các khoa học khác cùng thời không làm nổi. Ông không chỉ là một nhà toán học lớn. Ông còn là một nhà luật học, nhà thơ, nhà vǎn, nhà sử học. Ông mất ngày 14-11-1716.

* Ngày 1-7-1994: Sau 27 nǎm sống lưu vong, Yasser Arafat trở về quê hương của người Palestine và đẩy mạnh phong trào thành lập quốc gia độc lập của dân tộc mình.

* Ngày này năm 1997, Hồng Kông thoát khỏi 156 nǎm nằm dưới dự thống trị của Anh khi được chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc.