BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 10 tháng 3:

Cập nhật ngày: 10/03/2017 - 17:50

Trước những diễn biến quan trọng của tình hình thế giới mà hoạ phát xít đang ngày một lớn, ngày 10-3-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương đã ra "Thông báo khẩn cấp" gửi tới các Đảng bộ.

Bản thông cáo chỉ rõ: Cần phải tổ chức các cuộc mít tinh quần chúng phản đối khủng bố của thực dân Pháp và biểu dương lực lượng ủng hộ cách mạng. Bản thông cáo còn đưa ra các khẩu hiệu hành động.

* Trưa ngày 10-3-1945, quân Nhật vượt cầu Đa Phúc tiến vào Thái Nguyên. Trước sự bạc nhược của binh lính và quan chức Pháp, vào khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, quân Nhật vào chiếm thị xã Thái Nguyên trong tay Pháp mà không cần nổ súng.

* Nhà thơ Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phúc quê ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Ông sinh ngày 10-3-1906 và mất nǎm 1969. Nǎm 1926 khi mới 20 tuổi ông đã lập ra Trí đức học xá nhằm truyền bá vǎn học tiếng Việt. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Linh phượng tập lệ ký.

* Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sinh nǎm 1908 nguyên quán xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, từ trần ngày 10-3-1996 tại Pari, Thủ đô Cộng hoà Pháp. Ông là một nhà khoa học, nhà vǎn hoá lớn có tác phẩm chính là Danh từ y học, phương pháp học i tờ, Lịch và lịch Việt Nam, La sơn phu tử... Sau khi ông qua đời, Nhà nước ta đã truy tặng ông Huân chương Độc lập hạng nhì.

* Trên báo Phụ nữ Tân vǎn (số 122. Ngày 10-3-1932) Phan Khôi đǎng bài Đem một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ và giới thiệu bài thơ Tình già. Sự việc này đã mở màn cho phong trào "Thơ mới" và cuộc tranh luận trên diễn đàn vǎn học về vấn đề thơ mới, thơ cũ kéo dài trong nhiều nǎm.

Đây cũng là hiện tượng mới mẻ của lịch sử vǎn học cận đại Việt Nam, từ đó xuất hiện các nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... Xét về hình thức thơ mới hay thơ cũ chỉ là vấn đề thể loại. Nhưng thực chất là phản ánh cuộc đấu tranh ý thức hệ phong kiến và tư sản.

* Ngày 10-3-1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông dương xã Trung Màu (huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã quyết định phát động quần chúng nổi dậy, thành lập ủy ban dân tộc giải phóng. Đây là địa phương đầu tiên giành được chính quyền và duy trì chính quuyền cho đến tổng khởi nghĩa.

* Sau Cách mạng Tháng tám, ngày 10-3-1946 lần đầu tiên cử tri Thủ đô đi bầu những người đại diện của mình vào Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội.

* Ngày 10-3-1994, con đường rộng 23m, dài 14km 560, có 6 làn xe, nối từ cầu Thǎng Long đến sân bay Quốc tế Nội Bài đã khánh thành đưa vào sử dụng.