BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 12 tháng 8:

Cập nhật ngày: 12/08/2017 - 09:25

Ngày 12-8-1945, Uỷ ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa. Bản mệnh lệnh gồm 10 điểm, quy định phương án tác chiến cho lực lượng vũ trang. Chính sách đối với quân Ngụy, tù binh và hàng binh Nhật, những người thuộc phái Đờ Gôn, vấn đề vũ khí, thông tin liên lạc, phối hợp với các lực lượng nhân dân, và cuối cùng nhấn mạnh "Lúc này là lúc quân sự hành động, kỷ luật phải nghiêm".

* Ngày 12-8-1954, trong lần tiếp Uỷ ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã nói: "Hiệp định đình chiến ở Đông Dương ký kết tại Hội nghị Giơnevơ không những có một ý nghĩa to lớn đối với Đông Dương và Đông Nam Á, mà nó còn mở đường cho hoà bình lâu dài ở Châu Á và làm cho tình hình kinh tế bớt gǎng. Nhưng chúng ta phải nhận rõ rằng: đình chiến mới chỉ là bước đầu trong sự giải quyết toàn bộ vấn đề Việt Nam".

* Để tǎng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngǎn chặn tình trạng phá rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngày 12-8-1991, Quốc hội đã thông qua "Luật Bảo vệ và phát triển rừng" (Được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh công bố ngày 19-8-1991). Luật gồm 9 chương, với 54 điều.

* Để nâng cao trách nhiệm của gia đình, cơ quan Nhà nước, nhà trường, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở thành công dân tốt của đất nước, ngày 12-8-1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua "Luật Bảo vệ và chǎm sóc trẻ em". (Được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố ngày 16-8-1991).

Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chǎm sóc, giáo dục trẻ em. Luật có 5 chương và 26 điều.