BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 15 tháng 6:

Cập nhật ngày: 15/06/2017 - 09:57

Ông Hồ Từng Mậu sinh ngày 15-6-1896, quê ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, ông tham gia hoạt động Cách mạng từ lúc còn trẻ, có nhiều nǎm hoạt động ở Thái Lan, Trung Quốc.

Đồng chí là một trong những người đầu tiên tham gia tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đã tham dự các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức.

Do hoạt động cách mạng, đồng chí đã bị trục xuất khỏi tô giới Anh ở Hồng Kông, bị thực dân Pháp bắt tháng 6-1931, đưa về nước, kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Hồ Tùng Mậu được giao nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Ủy ban hành chính liên khu IV. Tổng thanh tra của Chính phủ. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hy sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hoá ngày 23-7-1951.

* Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối quê ở Hải Phòng, sinh ngày 15-6-1926 và từ trần nǎm 1985.

Ông đã tu nghiệp tại Nhạc viện Anma Ata (nước cộng hoà Cadǎctǎng), nguyên công tác tại vǎn phòng Vǎn nghệ quân đội, mang quân hàm đại tá.

Ông đã sáng tác nhiều ca khúc, trong đó có những bài được công chúng ưa thích như: "Nghe lời Bác gọi, thanh niên lên đường", "Những chuyến xe đêm", "Niềm vui anh quân bưu", "Đường tôi đi dài theo đất nước", "Bước chân trên dải trường sơn"...

Ngoài ra, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối còn viết một số tác phẩm khí nhạc, nhạc múa, nhạc sân khấu, nhạc phim.

* Trường đại học Sư phạm khai giảng khoá học đầu tiên tại Thanh Hoá ngày 15-6-1949. Lúc đó, nhà trường có các khoa: Triết học, Sử học, Kinh tế học, Chính trị học, Ngoại ngữ, Vǎn chương, Toán học, Lý học và vạn vật học.

Các sinh viên của khoá học đầu tiên nǎm ấy đã trở thành các thầy giáo, nhiều người là cán bộ quản lý. Đó là những nhà sư phạm trưởng thành trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đóng góp nhiều công sức vào nền giáo dục nước nhà.

* Từ ngày 15-6 đến 24-10-1950, "Chiến dịch Phan Đình Phùng" diễn ra trên địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị do Bộ tư lệnh phân khu Bình Trị Thiên tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy với quy mô hai trung đoàn. Mục đích: Phối hợp với chiến trường Biên giới, giáng đòn phủ đầu vào quân chủ lực cơ động của Pháp vừa được tổ chức trên chiến trường Bình Trị Thiên.

Chiến dịch chia làm hai đợt:

Đợt 1: Từ 15 đến 30-6 bộ đội bao vây đồn Ba Đình, phục kích lực lượng cơ động địch đi ứng cứu từ Huế ra Đồng Hới tại đoạn Chấp Lễ - Hạ Cờ. Ta tiêu diệt 300 tên địch, phá huỷ 4 xe, đánh tiêu hao nặng tiểu đoàn quân ứng chiến của chúng.

Đợt 2: Từ 1-7 đến 24-10: Ta tổ chúc tập kích vào thành phố Huế, Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Trị, nổi lên là trận phục kích tiêu diệt đoàn tàu bọc thép của địch có 15 toa, trên đoạn Nhu Sơn - Bến Đá. Kết quả toàn chiến dịch: Địch bị tiêu diệt 540 tên, bị thương 300, bắt 20. Một đoàn tàu bọc thép 15 toa bị phá hủy, 40 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay, thu 1 khẩu pháo do-pho, 150 súng các loại.

* Ngày 15-6-1960, 6 vạn công nhân của 124 nghiệp đoàn Sài Gòn, Chợ Lớn tổng bãi công trong 24 giờ để ủng hộ cuộc bãi công đòi quyền sống, chống sa thải của công nhân kho tồn trữ Thủ Đức (nổ ra ngày 28-5).

Tiếp đó ngày 25-6, gần 10 vạn công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định tổng bãi công không thời hạn để tiếp tục ủng hộ cuộc bãi công của công nhân kho tồn trữ Thủ Đức. Hai cuộc bãi công kể trên đã làm tê liệt mọi hoạt động ở thành phố, nhất là ở các cảng, bến tàu. Ở các cảng quân sự, tàu Mỹ cập bến nhưng không hoạt động được. Trong ngày 15-6-1970, lính Mỹ phải tự bốc dỡ đồ tiếp tế ở cảng Sài Gòn.

* Nhạc sĩ Gric, người Na Uy, sinh ngày 15-6-1843 và qua đời nǎm 1907.

Nǎm 12 tuổi, Gric đã có sáng tác đầu tay. Nǎm 15 tuổi, ông đến Nhạc viện Lépdích để học tập.

Nǎm 1862, ông trở về nước, là người đứng đầu các hoạt động âm nhạc ở thủ đô Ôxlô. Vừa là người lãnh đạo của các tổ chức biểu diễn, ông vừa là người sáng tác.

Gric là người khai sáng nền âm nhạc cổ điển của nước Na Uy.