BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 17 tháng 6:

Cập nhật ngày: 17/06/2017 - 13:06

Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng cộng sản trên thế giới, đã họp từ ngày 4-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội với tư cách là đại biểu tư vấn. Tại đây, người đã đọc một bài phát biểu quan trọng, trình bày lập trường, quan điểm của mình và nêu cao vị trí, tầm quan trọng của Cách mạng ở thuộc địa.

Hoạt động nổi bật nhất của người trong thời gian này là đấu tranh kiên trì, liên tục, dũng cảm chống những khuynh hướng sai lầm đối với Cách mạng ở thuộc địa. Cuối cùng Người nêu lên trách nhiệm của Quốc tế cộng sản đối với phong trào nông dân các nước thuộc địa.

Những đóng góp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế cộng sản cũng là những vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược, sách lược và phương pháp của Cách mạng Việt Nam. Đó là bước chuẩn bị rất quan trọng về chính trị và tư tưởng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

* Ngày 17-6-1929, hơn 20 đại biểu các tổ cộng sản mới được tổ chức ở Bắc Kỳ đã họp ở số nhà 312 phố Khâm Thiên - Hà Nội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.

Hội nghị đã thông qua Chính cương, Tuyên ngôn, Điều lệ Đảng, lấy cờ đỏ búa liềm làm cờ của Đảng, thừa nhận đường lối của Quốc tế cộng sản, và nhận định: trước hết phải làm cách mạng phản đế, sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản.

Hội nghị đã quyết định xuất bản tờ báo "Búa liềm", "Bônsêvích" và "Cờ cộng sản".

Sau khi thành lập, Đông Dương cộng sản Đảng đã tích cực đi vào quần chúng công - nông, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng và phát triển tổ chức, ra sức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

* Nguyễn Thái Học sinh nǎm 1901, quê ở Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Lúc còn trẻ ông theo học trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng thương mại Đông Dương tại Hà Nội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông viết thư gửi nhà cầm quyền Pháp đòi một số yêu sách về xã hội, chính trị và đề nghị cải tổ nền hành chính thuộc địa, ban hành tự do ngôn luận.

Nǎm 1927, Nguyễn Thái Học thành lập Quốc dân Đảng và được bầu làm Trưởng đảng. Chủ trương của Đảng này là dùng bạo lực để giành lại quyền độc lập dân tộc. Bị giặc khủng bố, Nguyễn Thái Học phải lui vào hoạt động bí mật và tổ chức cuộc khởi nghĩa 10-2-1930. Mục đích cuộc khởi nghĩa là tấn công vào các cơ sở của Pháp ở Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An..., nhưng bị thất bại. Ông và một số chiến sĩ bị bắt.

Ngày 17-6-1930, khi mới 29 tuổi, Nguyễn Thái Học bị Pháp đưa lên đoạn đầu đài của Yên Bái. Trước khi bị chém, ông mỉm cười ngâm thơ bằng tiếng Pháp:

"Chết vì tổ quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng".

* Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu là Tản Đà, sinh 1888 ở làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, Hà Tây, qua đời ngày 17-6-1939 tại Hà Nội.

Trên vǎn đàn công khai của vǎn học Việt Nam hơn 30 nǎm đầu thế kỷ XX, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào nǎng lực sáng tạo. Là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp đất nước, nhà thơ, nhà vǎn Tản Đà đã để lại nhiều tác phẩm bao gồm nhiều thể loại.

Nhiều thế hệ người Việt Nam được hun đúc lòng yêu nước khi đọc bài thơ "Thề non nước" của ông. Những tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà có: Khối tình con I, Khối tình con II, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Tản Đà xuân sắc...

* Ngày 17 tháng 6 nǎm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 56/SL thành lập trường Ngoại ngữ, nhằm mục đích đào tạo cán bộ ngoại ngữ cho các ngành trong nước, đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Đây cũng là trường Ngoại ngữ đầu tiên của ta.

* Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ, bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, sinh ngày 15-12-1906 tại Xuân Cầu, Vân Giang, Hưng Yên.

Ông tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá II (1926-1931). Từ nǎm 1931 ông cộng tác với các báo "Nhân loại", "Phong hoá", "Ngày nay", "Thanh Nghị". Ông từng dạy ở trường trung học Nông Pênh và dạy ở trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.

Ông được xem là người có công đầu trong chất liệu tranh sơn dầu ở Việt Nam. Tranh của ông từng triển lãm ở Sài Gòn, Hà Nội và một số nước như Ba Lan, Liên Xô, Hunggari, Rumani...

Ông cũng là người có nhiều công sức đào tạo các thế hệ hoạ sĩ Việt Nam .

Ngày 17-6-1954, ông hy sinh ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Khi đó, ông mới 48 tuổi. Ghi nhận tài nǎng và đóng góp của ông đối với nền hội hoạ Việt Nam nói chung và hội hoạ cách mạng nói riêng, Nhà nước ta đã tặng ông giải thưởng quốc gia Hồ Chí Minh.

* Ngày 17-6-1966 Bộ Vǎn hoá phối hợp với tổng công đoàn Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục, Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam phát động phong trào "Cất cao tiếng hát sản xuất, chiến đấu chống Mỹ, cứu nước".

Mục đích của phong trào nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng, giáo dục lòng cǎm thù đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, nâng cao lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Phong trào này được phát động trong hai nǎm 1966-1967. Mặc dù bị đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân đánh phá ác liệt, nhân dân ta vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa đẩy mạnh các hoạt động vǎn nghệ, thực hiện "Tiếng hát át tiếng bom".