BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 21 tháng 2:

Cập nhật ngày: 21/02/2017 - 08:56

Ngày 21-2-1950 khai mạc Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc.

Hơn 400 đại biểu của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam (cả những vùng và thành phố bị tạm chiếm) về dự, nêu cao quyết tâm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Đại hội đã đặt cơ sở thống nhất tư tưởng và hành động cho thanh niên, định rõ nhiệm vụ và địa vị của thanh niên trong giai đoạn chuyển mạnh sang tổng phản công. Tại đại hội đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng đã nói chuyện về "Lý tưởng của thanh niên Việt Nam".

* Nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận sinh nǎm 1921 tại thành phố Đà Nẵng, qua đời ngày 21-2-1981.

Từ nǎm 1937 ông vào sống ở Gia Định bắt đầu sáng tác vǎn học đǎng trên các báo ở Sài Gòn. Nǎm 1943, ông trở ra Hà Nội, viết báo, làm thơ, soạn kịch. Từ nǎm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, có sáng kiến thành lập tạp chí Sân khấu và nhà xuất bản Hoa Lư ở Hà Nội. Sau đó làm việc ở đài Tiếng nói Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc.

Lưu Quang Thuận là tác giả nhiều vở kịch thơ được công chúng tán thưởng như: Yến Ly, Lê Lai đổi áo, Kiều Công Tiễn, Hoàng Hoa Thám, Nàng Si Ta, Tấm Cám, Mối tình Điện Biên và các tập thơ: Tóc thơm, Việt Nam yêu dấu, Lời thân ái, Mừng đất nước, Cảm ơn thời gian...

* Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Mỹ sinh ngày 21-2-1936, quê ở tỉnh Phú Yên, hy sinh nǎm 1971 ở tỉnh Quảng Nam.

Ông đi bộ đội từ nǎm 16 tuổi, rồi tập kết ra miền Bắc, nổi tiếng với bài thơ "Cuộc chia ly màu đỏ" (nǎm 1964). Đến nǎm 1968, trở về miền Nam, làm phóng viên mặt trận, hoạt động ở Ban tuyên truyền vǎn nghệ khu V. Ngoài làm thơ, ca dao, Nguyễn Mỹ còn vẽ, sáng tác nhạc, viết bút ký.

Thế giới

* Ngày 21-2-1973 Hiệp định Viêng Chǎn về hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào được ký kết giữa chính quyền Viêng Chǎn thân Mỹ và Mặt trận Lào yêu nước do những người Cách mạng Lào lãnh đạo.

Việc ký kết Hiệp định Viêng Chǎn đã đồng thời kết thúc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với đất nước Triệu voi, mở ra con đường mới cho nhân dân các bộ tộc Lào. Thắng lợi này cũng là thắng lợi của phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương.

* Ngày 21-2-1984, nhà vǎn lừng danh thế giới Mikhain Sôlôkhốp, qua đời.

Ông sinh nǎm 1905 ở tỉnh Rôxtôp của nước Nga. Khi Cách mạng tháng Mười bùng nổ và nội chiến, ông tham gia Hồng quân, đi khắp vùng sông Đông và những nǎm tháng bão táp đó đã in sâu trong tâm trí nhà vǎn.

Hai tác phẩm nổi tiếng của ông mà bạn đọc rất yêu mến là các bộ tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" và "Đất vỡ hoang" đều được đưa lên màn ảnh. Riêng "Sông Đông êm đềm" được dịch ra hàng chục thứ tiếng, được coi là một trong những tác phẩm cổ điển ưu tú nhất của nền vǎn học thế giới hiện đại.

Nhà vǎn Mikhain Sôlôkhốp đã được giải thưởng Nôben về vǎn học nǎm 1965.

* Havớt Oantơ Phlôri (Sir Howrd Walter Florey) sinh nǎm 1898, mất ngày 21-2-1968.

Phlôri là nhà bệnh lý học người Anh, nghiên cứu khoa học ở trường đại học Cambrítgiơ và Xépphin, làm giáo sư ở ốtxpho nǎm 1935. Ông cùng với Chên và Abraham trích li và tinh lọc Penicillin (do Phlêminh tìm thấy nǎm 1928) để làm thuốc kháng sinh. Nǎm 1945, Phlôri cùng với Phlêminh và Chên được nhận giải Nôben về sinh y học.