BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 30 tháng 3:

Cập nhật ngày: 30/03/2017 - 11:40

Từ ngày 30-3 đến 24-4-1954 quân ta tấn công đợt 2 vào hệ thống cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ tại phía đông quân khu trung tâm Mường Thanh, làm chủ phần lớn dãy đồi phía đông và một bộ phận cánh đồng Mường Thanh.

 

Chiến dịch Điện Biên Phủ đến lúc này đã thể hiện rõ ý chí và khả nǎng cũng như cách đánh của ta. Quân Pháp sa vào thế lúng túng đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của cầu hàng không Mỹ làm nhiệm vụ tiếp tế.

* Cuối tháng 3-1929, nhóm những người tích cực trong Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Bắc Kỳ, nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức Cộng sản - trong khi Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở nước ngoài chưa đặt vấn đề đó ra - nên đã quyết định thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên.

Tổ chức này gồm 7 người là: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Vǎn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Kim Tôn, Tại nhà 5Đ phố Hàm Long, Hà Nội, nhóm cộng sản này đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ đạo sự chuyển hướng của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Bắc Kỳ. Sự kiện này có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thành lập chính đảng Cộng sản phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

* Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu đã là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Khi Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa - Chính phủ Pháp là người đại diện cho người Việt Nam thực hiện quản lý 2 quần đảo này. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân Nhật chiếm Trường Sa và Hoàng Sa làm cǎn cứ quân sự. Tháng 9-1951, tại Hội nghị quốc tế họp tại Xanphranxitxcô (Mỹ), Nhật đã long trọng cam kết từ bỏ mọi danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Cũng tại Hội nghị này đại diện chính quyền Bảo Đại tuyên bố khẳng định chủ quyền việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Từ khi đất nước thống nhất, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ninh và Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

* Tối 30-3-1956, Hồ Chủ tịch đã tới thǎm và nói chuyện với lớp bình dân học vụ khu lao động Lương Yên, Hà Nội.

Học viên ở đây là những người từ 16 tuổi trở lên chưa biết chữ, có cả cụ già và các chị có con mọn. Bác Hồ ân cần hỏi han tình hình học tập của các học viên và Người nói:
"Đảng và Chính phủ rất mong muốn đời sống của nhân dân, công nhân, công chức và bộ đội ngày càng khá hơn. Đời sống ví như chiếc thuyền. Sản xuất ví như nước. Mực nước lên cao thì con thuyền nổi lên cao."

* Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 30-3-1965, một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử chống ngoại xâm của nước nhà: một chiến sĩ giải phóng quân lái một chiếc xe hơi tới vùng ngã ba đường Võ Di Nguy và Nguyễn Công Trứ (Sài Gòn) dừng lại trước sứ quán Mỹ. Cùng lúc đó một chiến sĩ khác cũng lái một chiếc xe hơi đến, người chiến sĩ thứ nhất nhảy từ xe của mình sang xe này rồi phóng đi. Cảnh sát ngụy bắn theo nhưng không kịp. 35 giây sau đó, một tiếng nổ lớn phát ra từ chiếc xe hơi của người chiến sĩ giải phóng để lại và một đám khói bốc lên cao hơn 9 thước.

Vụ nổ phá nát tầng dưới ngôi nhà sứ quán Mỹ làm chết 168 lính Mỹ (có 1 tướng) và 49 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ Alếchdít Giônxơn; khoảng 20 xe dân dụng và quân sự Mỹ bị phá huỷ.

Quốc tế

* Ngày 30-3-1746 là ngày sinh của Phơranxitxô Gôia, hoạ sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha.

Thời gian đầu Gôia là hoạ sĩ trong cung đình. Tuy phục vụ nhà vua, nhưng với cách nhìn sâu sắc, các tác phẩm của ông lại đả kích quyết liệt bọn quý tộc phong kiến. Ông châm biếm một cách sâu cay những con người cầm vận mệnh đất nước mà chỉ quan tâm đến ǎn chơi hưởng lạc. Khi cuộc cách mạng Tư sản Pháp bùng nổ, ông đã chào đón một cách nhiệt tình, nhưng cũng phê phán cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông vào Tây Ban Nha. Ông đã vẽ tranh tố cáo của quân xâm lược và ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân.

Với khuynh hướng tự do chủ nghĩa, ông đã sáng tạo 14 bức tranh tường mang tên "Cǎn nhà của người điếc" được coi như mở đầu nền hội hoạ hiện đại. Ông cũng chú ý đến vẻ kiều diễm nét khêu gợi của phụ nữ, được thể hiện trong những bức chân dung "Nữ công tước Vxana" "Nàng Mada khoả thân". Do bức tranh khoả thân này mà ông bị đưa ra toà án giáo hội như một chứng cứ về hành động chống giáo hội. Cuối đời ông phiêu bạt sang Pháp và chết ở nơi đất khách quê người vào nǎm 1828.