BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 4 tháng 7:

Cập nhật ngày: 04/07/2017 - 11:20

Ngày 4-7-1905 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh tự trị Plâycu, tỉnh lỵ đặt tại Plâycu. Địa bàn tỉnh bao gồm toàn bộ vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số SêĐǎng, BaNa.

* Trong thời gian ở thǎm nước Pháp, ngày 4-7-1946 khi tới viếng đài tử sĩ trên đồi Valêriêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi vào sổ lưu niệm "Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc mà xây dựng nên. Vậy nên những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình thì phải kính trọng độc lập tự do của dân tộc khác".

* Theo quyết định của Hội nghị Giơnevơ, Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, do thiếu tướng Vǎn Tiến Dũng làm trưởng đoàn, và Đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã họp Hội nghị quân sự tại Trung Giã cách thị xã Thái Nguyên hơn 30 km.

Hội nghị diễn ra từ ngày 4 đến 27-7-1954. Nhiệm vụ và nội dung Hội nghị là: Bàn và đi tới những đề nghị về tất cả các vấn đề mà Hội nghị Giơnevơ đặt ra. Bàn về những vấn đề quân sự do tình hình cụ thể về tù binh, ngừng bắn điều chỉnh khu vực tập kết, Uỷ ban liên hợp.

Do cố gắng của Đoàn đại biểu, sau hơn 20 ngày làm việc, Hội nghị quân sự Trung Giã đi đến những kết quả cụt thể như: giải quyết thoả đáng vấn đề trao trả tù binh, thoả thuận những biện pháp để thực hiện ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Việt Nam.

* Phrǎngxoa Rơnê đờ Satôbriǎng (Francois-Renéde Chateaubriand) là nhà vǎn Pháp. Ông sinh nǎm 1768 trong một gia đình quý tộc.

Tác phẩm xuất bản đầu tiên vào nǎm 1797 là "Bàn về các cuộc cách mạng". Nǎm 1802 ông công bố tác phẩm nổi tiếng "Đạo Thiên Chúa". Đây là lý do để Napôlêông trọng dụng ông trong Chính phủ. Sau đó ông có tác phẩm "Hành trình từ Paris đến Jerusalem", "Những người Natxê", "Chuyến đi Mỹ".

Nǎm 1841, ông hoàn thành bản anh hùng ca thời đại của mình "Hồi ký từ Thế giới bên kia". Ông là nhà vǎn lãng mạn có ảnh hưởng tới chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn Pháp với sự thay đổi cǎn bản so với trước đó trong nghệ thuật phản ánh cũng như đề tài, chủ đề, tác phẩm. Trong sáng tác của mình ông tập trung phản ánh nỗi đau khổ của con người, những nỗi buồn cô đơn man mác, những thiên nhiên lãng mạn. Ông mất vào ngày 4-7-1848, thọ 70 tuổi.

* Mari Quiri sinh ngày 7-11-1867 tại vacsava, Ba Lan. Bà học Đại học ở Paris. Nǎm 1893 bà đỗ cử nhân vật lý. Nǎm 1894 đỗ thứ nhì cử nhân toán học. Nǎm 1898 bà cùng với chồng là nhà Bác học Pie Quiri đã phát hiện ra nguyên tố phóng xạ lớn mà ông bà đặt tên là Pôlôni, là nguyên tố mang tên quê hương Ba Lan của bà. Sau đó ông bà lại khám phá ra chất phóng xạ Rađi và sự tách ly được chất này từ một tấn quặng. Nǎm 1903, Viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển tặng ông bà giải thưởng Nôben về Vật lý và trường đại học Paris tặng Mari Quiri danh hiệu Tiến sĩ khoa học vật lý hạng xuất sắc.

Nǎm 1911 Mari Quiri được tặng giải thưởng Nôben lần thứ hai. Nǎm 1914 bà được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Rađiom. Đây là cơ sở đầu tiên trên thế giới sử dụng chất phóng xạ Rađi để điều trị bệnh ung thư. Sau đó bà được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Pháp, Phó chủ tịch Uỷ ban quốc tế hợp tác trí thức.

Mari Quiri mất ngày 4-7-1934. Mặc dầu thời gian đã trôi đi, biết bao các phát minh khoa học vĩ đại ra đời, song nhân loại sẽ mãi mãi không quên người phụ nữ đã góp phần mở đầu cho nền khoa học nguyên tử của thế kỷ XX.