BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 8 tháng 7:

Cập nhật ngày: 08/07/2017 - 11:15

Giáo sư, bác sĩ y khoa, thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp sinh ngày 8-7-1906 tại Hà Nội và qua đời ngày 17-12-1985.

Trước cách mạng Tháng Tám, ông làm việc ở các bệnh viện tại Hà Nội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đảm nhiệm công tác y tế quân sự. Trong suốt 40 nǎm công tác, ông đã giữ các chức vụ: Hiệu trưởng trường Đại học Quân y; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Y học Việt Nam. Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng xã hội Việt Nam, đại biểu quốc hội từ khóa 2 đến khóa 7, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội khoá 6.

Do công lao đóng góp cho ngành y tế quân đội và các hoạt động xã hội, giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương quân công và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

* Từ ngày 8 đến ngày 10-7-1963, Trung ương Đoàn triệu tập Đại hội những người xuất sắc trong phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất tại Hà Nội, hơn 600 đại biểu xuất sắc của gần 1 triệu nam, nữ đoàn viên thanh niên tham gia phong trào đã về dự.

Đồng chí Lê Duẩn đã đến nói chuyện với Đại hội. Đồng chí nói: "Đoàn viên và thanh niên khắp nơi trên miền Bắc đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trên các mặt công tác, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, vǎn hoá, giáo dục, quân sự, bảo vệ trị an... Các đồng chí rất xứng đáng là người con ưu tú của nhân dân lao động, những người con đáng tin cậy của Đảng, xứng đáng là cháu Bác Hồ".

* Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Quê gốc Quảng Nam.

Ông trưởng thành trong một gia đình viên chức. Hồi nhỏ đi học ở thị xã Hải Dương, rồi Hà Nội, sau làm việc ở Sở Tài chính và bắt đầu viết vǎn. Tốt nghiệp đại học khoa học ở Paris, trở về kết bạn với Khái Hưng, thành lập và làm Chủ tướng Tự Lực Vǎn Đoàn - 1933, chủ bút các báo Phong Hoá và Ngày Nay (1932-1935).

Hệ tư tưởng của Nguyễn Tường Tam rất phức tạp. Nhưng là nhà vǎn, Nhất Linh lại có những đóng góp nhất định. Tác phẩm của ông có: "Nho Phong"(1925); "Người qua tơ", "Đời mưa gió", "Đoạn tuyệt" (1934) v.v... Do dính líu vào một âm mưu lật đổ, bị Ngô Đình Diệm truy tố, ông tự sát ngày 8-7-1963 tại Sài Gòn.

* Viện Giám định y khoa - cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật về mặt khám, giám định thương tật, tai nạn lao động, tiêu chuẩn sức khoẻ để xác định khả nǎng lao động cho các đối tượng cán bộ, công nhân viên nhà nước. Quân nhân xuất ngũ, những người được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi như thương binh - được thành lập ngày 8-7-1974.

* Seli Pơxi Bisow (Shelley Percy Bysshe) nhà thơ Anh. Ông sinh ngày 4-8-1972 trong một gia đình quý tộc giàu có. Ông là người có đầu óc tự do, say mê vǎn học, triết học, có tư tưởng dân chủ quan điểm vô thần. Nǎm 19 tuổi ông bị đuổi khỏi đại học vì viết bản luận vǎn "Sự cần thiết của chủ nghĩa vô thần".

Các tác phẩm đã xuất bản gồm "Hoàng hậu Margo", "Thư gửi gió Tây", "Cuộc nổi dậy của thế giới Hồi giáo", "Promêtê được giải phóng", "Đám mây", "Gửi chim sơn ca", "Chiến thắng cuộc đời"...

Sheli được xem là đại diện ưu tú của chủ nghĩa lãng mạn Cách mạng ở Anh. Thơ ông đề cao tuyên truyền cho tư tưởng cấp tiến, đề cao nhân dân và sự giải phóng nhân dân nhờ tình yêu và lý tưởng. Ông xây dựng những hình tượng anh hùng mới, anh hùng của nhân dân. Thơ ông là tiếng reo của cả thế hệ mới, báo hiệu một tương lai tươi sáng. Ông chết trong một nạn đắm tàu do bão lớn vào ngày 8-7-1922, khi mới 30 tuổi.