• 7 nữ anh hùng kiệt xuất của lịch sử Việt Nam 

    7 nữ anh hùng kiệt xuất của lịch sử Việt Nam

    Dù những năm tháng chiến tranh đau thương đã lùi xa, những mất mát đang dần được khỏa lấp trong cuộc sống hòa bình hôm nay nhưng lịch sử Việt Nam luôn khắc ghi đóng góp to lớn của những nữ anh hùng, như Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu,...

  • Danh tướng anh hùng 

    Danh tướng anh hùng

    Lê Thọ Vực là một tướng lĩnh nhà Lê sơ và có công lớn trong việc bình định Bồn Man, ổn định biên giới phía tây của Đại Việt. Ông quê ở Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là thành viên trong hoàng tộc nhà hậu Lê. Lê Thọ Vực là con thứ của Vinh quốc công Lê Sao. Lê Sao là con trai của Lam quốc công Lê Trừ, anh trai Lê Thái Tổ Lê Lợi và là anh em của Chiêu Trưng vương Lê Khôi, Quỳ quận công Lê Khang.

  • Ngày này năm xưa, ngày 31 tháng 12:

    Phùng Hưng sinh ngày 31-12-736, mất năm 790, quê ở xã Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (củ).

  • Ngày này năm xưa, ngày 30 tháng 12:

    Ngày 30-12-1922, theo nguyện vọng và vì tình đoàn kết hữu nghị, cũng như sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc, nhằm bảo đảm xây dựng một quốc gia chung đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập gồm các nước cộng hoà; Liên bang Nga, Tranxcauxia, Ucraina, Bêlôruxia.

  • Ngày này năm xưa, ngày 29 tháng 12:

    Ngày 29-12-1964 khánh thành xưởng luyện cốc và xưởng liên kết, hai công trình lớn và những khâu rất quan trọng có tác dụng to lớn về mặt kinh tế trong toàn bộ dây truyền sản xuất liên hợp của khu gang thép Thái Nguyên. Mẻ than cốc đầu tiên đã được ra lò với chất lượng tốt.

  • Ngày này năm xưa, ngày 28 tháng 12:

    Phan Đình Phùng sinh năm 1844, quê ở tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 28-12-1895.

  • Ngày này năm xưa, ngày 27 tháng 12:

    Ngày 27-12-1996, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Tổng thể đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước sâu Chân Mây" (ở tỉnh Thừa Thiên - Huế)

  • Ngày này năm xưa, ngày 26 tháng 12:

    Ngày 26-12-1961, Nhà nước đã có quyết định đầu tiên về việc "sinh đẻ có hướng dẫn".

  • Ngày này năm xưa, ngày 25 tháng 12:

    Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng trên khu đất cao, vốn là chân tháp Báo Thiên của Thăng Long xưa có từ giữa thế kỷ XI.

  • Ngày này năm xưa, ngày 24 tháng 12:

    Tiến sĩ Phạm Văn Nghị sinh ngày 24-12-1805, quê ở làng Tam Đăng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, mất năm 1881. Ông đỗ hoàng giáp năm 1838, từng làm quan và dạy học trong nhiều năm.

  • Ngày này năm xưa, ngày 23 tháng 12:

    Ngày 23-12-1972, Mỹ huy động 50 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh ngoại thành Hà Nội, từ Mai Dịch đến trạm Trôi (Hoài Đức, tỉnh Hà Tây củ).

  • Ngày này năm xưa, ngày 22 tháng 12:

    Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."

  • Ngày này năm xưa, ngày 21 tháng 12:

    Ngày 21-12-1941 trên báo Độc Lập số 113, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết bài "Thế giới đại chiến và phận sự dân ta" vạch rõ nhiệm vụ của toàn dân lúc này là phải đoàn kết trong các tổ chức của Việt Minh "đồng tâm hiệp lực, muôn người một lòng, nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".

  • Ngày này năm xưa, ngày 20 tháng 12:

    Nguyễn Tri Phương, Đại thần triều Nguyễn, Tổng đốc thành Hà Nội, quê ở tỉnh Thừa Thiên.

  • Ngày này năm xưa, ngày 19 tháng 12:

    Hồi 8 giờ tối ngày 19-12-1960, tại một vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ, đại biểu các giai cấp, các Đảng phái các tôn giáo, các dân tộc toàn miền Nam đã họp Đại hội để thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

  • Ngày này năm xưa, ngày 18 tháng 12:

    Nhà văn, nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc sinh ngày 18-12-1899 quê ở Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh). Mất năm 1976 tại Hà Nội.