BAOTAYNINH.VN trên Google News

Nghề nung chén đựng mủ cao su 

Cập nhật ngày: 17/09/2017 - 22:49

BTNO - Đầu năm 2000, khi Bình Dương vươn mình trở thành một tỉnh phát triển về công nghiệp thì nghề gốm sứ truyền thống cũng dần mai một. Anh Sáu Bình, con rể của ông Kim Điển- một người có thâm niên trong nghề gốm sứ ở Bình Dương đã chọn con đường sang Tây Ninh lập nghiệp.

Thời điểm này, diện tích trồng cây cao su đang phát triển mạnh ở Tây Ninh. Nhận thấy tiềm năng của việc làm chén đựng mủ cao su bằng đất nung ở vùng đất mình đang sinh sống, anh Sáu Bình quyết định thành lập lò nung chén ở xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.

Hiện tại, với hơn 10 công nhân lành nghề và nguồn đất sét dồi dào tại đây, hằng tháng cơ sở của anh Sáu Bình cho ra lò hơn 50.000 sản phẩm hoàn thiện với giá dao động từ 4.000-6.000 đồng/cái tuỳ thời điểm.

Sau khi được rửa để loại bỏ các hạt có kích thước to (như cát đá), đất sét hạt mịn sẽ theo các mương dẫn chảy vào hồ chứa. Tại đây, đất được phơi cho đến khi thành bùn có độ dẻo mịn. Lúc này, công nhân sẽ dùng xe cải tiến đưa đất vào xưởng để làm nguyên liệu chính.

Tại khu vực làm nguyên liệu chính, công nhân dùng tay để nhào trộn cho đất sét được khô hơn, công đoạn này được gọi là "làm hồ”.

“Hồ” được cho vào máy cán để nghiền thành loại sét mịn hơn nữa.

In mẫu chén là công đoạn dùng loại sét mịn cho vào khuôn để tạo ra chén trước khi nung, một công nhân có thể in được từ 1.000 đến 2.000 chén trong 1 ngày tuỳ tay nghề.

Chén được đem phơi nắng cho thật khô trước khi cho vào lò nung.

Tháo chén khỏi khuôn.

Với công việc sắp khuôn trong lò nung, người công nhân này có thu nhập 180.000 đ/ngày.

 

Chén thành phẩm được tháo ra khỏi khuôn.

Trần Lê Triết


 
Liên kết hữu ích