Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng, dù số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng trong năm 2018 có giảm so với năm 2017, nhưng tình hình phá rừng vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, vào dịp tết nguyên đán, các đối tượng “lâm tặc” rất manh động và liều lĩnh.
“Dư luận đang hướng sự nghi ngờ về người đàn ông mặc đồ đồng phục bảo vệ rừng vòng tay ôm cây giáng hương để được chụp ảnh, tức là tôi. Tuy nhiên, đằng sau tấm hình này là một sự thật cần được đánh giá khách quan. Tôi có gan bằng trời cũng không dám đứng ra bán cây gỗ quý trong phạm vi bảo vệ rừng của mình. Tôi chỉ làm theo sự chỉ đạo của cấp trên”- đó là trần tình của bảo vệ rừng Trần Hoàng Nam.
Theo nguồn tin từ người dân cung cấp, một cây giáng hương có đường kính gốc khá to (khoảng vòng tay của hai người ôm) đã bị “bốc hơi” một cách khó hiểu tại tiểu khu 59, rừng phòng hộ Dầu Tiếng.
Theo đánh giá chung, công tác quản lý rừng trên địa bàn tỉnh được quản lý khá tốt, nạn phá rừng từng bước được chấn chỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua, tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng đang tồn tại tình trạng người dân đã ký hợp đồng trồng rừng nhưng lại trồng sai thiết kế. Ðáng nói là tình trạng này xảy ra trong thời gian khá dài nhưng việc xử lý vẫn còn trong tình trạng... chờ đợi.
Ðược biết, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Ban quản lý khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có kế hoạch khắc phục theo lộ trình, thời gian như sau: trong năm 2018 sẽ khắc phục ít nhất 30% diện tích sai phạm và hoàn thành việc khắc phục trong năm 2019.
Ngày 22.2 Ban Chỉ đạo phòng chống cháy rừng và lấn chiếm đất rừng tỉnh Tây Ninh do ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban Chỉ đạo dẫn đầu đã đến kiểm tra các vụ đốt rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy tại tiểu khu 43 thuộc khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng trên địa bàn huyện Tân Châu.
Trong những năm qua, rừng phòng hộ Dầu Tiếng thường xuyên bị lâm tặc hoành hành, tàn phá. Ðiều đáng nói là hành vi trộm cây rừng ngày càng diễn ra theo chiều hướng công khai: cắt gỗ bằng cưa máy, vận chuyển gỗ bằng máy cày, cưa hạ cây khá gần chốt và đội bảo vệ rừng.
Người dân xã Tân Thành (huyện Tân Châu) phản ánh, từ khi thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh đến nay, hầu hết diện tích đất rừng nằm trong quy định của quyết định này đã được trồng rừng.
Ngày 29.3, tại Tây Ninh, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước tổ chức hội nghị ký kết phối hợp bảo vệ rừng khu vực giáp ranh của 3 tỉnh, nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật rừng qua lại vùng giáp ranh của các tỉnh.
Đối tượng phá rừng sử dụng đến 5-6 chiếc máy cày dàn hàng ngang để cày nên chỉ trong vòng vài chục phút họ đã phá được 1 ha đất rừng. Sau đó, đối tượng phá rừng lén lút trồng mì, nhưng khi lực lượng bảo vệ rừng tiến hành xác minh, mời một số đối tượng nghi vấn làm việc thì không ai chịu thừa nhận.