Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tây Ninh: Đẩy mạnh triển khai Đề án 06, hướng đến chính quyền số
Thứ bảy: 09:06 ngày 19/07/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - 6 tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Tây Ninh đã chủ động tham mưu, phối hợp triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (gọi tắt Đề án 06).

Công an và các ngành tham dự một hội nghị về thực hiện Đề án 06

Qua đó, địa phương đạt nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt là trong công tác làm sạch dữ liệu dân cư và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân.

Nhiều nội dung trọng yếu của Đề án 06 được tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả. Công tác rà soát, cập nhật, bổ sung và làm sạch dữ liệu dân cư được đẩy mạnh, bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.

Theo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Tây Ninh, trong 20 nội dung làm sạch dữ liệu trọng tâm, Tây Ninh đều đạt 100%, nổi bật như: làm sạch thông tin thuê bao di động, dữ liệu bảo hiểm xã hội, trùng thông tin vợ/chồng, thông tin phạm nhân, người sử dụng điện và dữ liệu giữa các ngành.

Song song đó, tỉnh tiếp tục triển khai các nhóm thủ tục hành chính liên thông, các dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử. Đáng chú ý, các thủ tục như đăng ký, cấp biển số xe, cấp phiếu lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, xác thực định danh điện tử,... đã được thực hiện trực tuyến qua ứng dụng VNeID, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Công an tỉnh đã cấp hơn 151.000 căn cước công dân và 97.000 định danh điện tử, nâng tổng số cấp toàn tỉnh lên hơn 316.000 căn cước và 115.000 định danh cá nhân, tổ chức.

Riêng mô hình điểm Đề án 06 tại địa phương được triển khai với 42 mô hình, trong đó có 36 mô hình hoàn thành và đi vào hoạt động thực chất.

Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh đa kênh, kết hợp các nền tảng số như CMS trên VNeID, mạng xã hội Zalo, báo chí, truyền hình và hệ thống tổ hỗ trợ lưu động tại cơ sở. Qua đó, người dân được hướng dẫn tiếp cận, sử dụng các tiện ích từ định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến đến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngay trên ứng dụng.

Với những kết quả trên, Tây Ninh đang từng bước thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong quản lý dân cư và cung cấp dịch vụ công, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền số và phục vụ người dân tốt hơn./.

Lê Đức

Tin cùng chuyên mục