Trang trọng Vesak 2025 (Xem trang 5).
Trong khuôn khổ chào mừng Ðại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025, ngày 8.5, Khu du lịch quốc gia núi Bà Ðen được chọn là điểm đến của hơn 2.000 đại biểu từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với loạt hoạt động mang tính lịch sử như: lễ tôn trí xá lợi Ðức Phật từ Ấn Ðộ, lễ trồng 108 cây bồ đề và lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới…
Các cao tăng Lào thực hiện nghi lễ trồng cây bồ đề trong Bồ Ðề viên.
>> Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Ðại lễ Phật đản (Xem trang 3).
Sáng 9.5, ông Võ Ðức Trong- Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, lực lượng vũ trang đến thăm và tặng quà Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Ðại lễ Phật đản năm 2025, Phật lịch 2569. Tiếp đoàn có Hoà thượng Thích Niệm Thới- Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng các vị chức sắc trong Ban Trị sự.
Ðoàn công tác gửi tặng quà của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN tỉnh đến Ban Trị sự.
>> Ðể mỗi người dân là một chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy (Xem trang 7).
Ðịnh kỳ hằng quý, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành PCCC và CNCH cho người dân, học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động giúp mọi người nắm vững kiến thức cơ bản cũng như kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cần thiết. Qua đó góp phần kịp thời xử lý các vụ cháy mới phát sinh, hạn chế thiệt hại do cháy nổ, sự cố gây ra.
Tập huấn kiến thức và kỹ năng PCCC cho cán bộ, nhân viên là lực lượng PCCC thuộc các cơ quan Ðảng, Nhà nước cấp tỉnh.
>> Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam: Hun đúc tình yêu nước cho thế hệ trẻ (Xem trang 8).
Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên) hơn nửa thế kỷ trước từng là đầu não của cách mạng miền Nam và hiện đã trở thành “địa chỉ đỏ” thiêng liêng, nơi giáo dục truyền thống cách mạng, hun đúc tình yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Ðại tướng Lương Tam Quang- Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an xem các hiện vật tại nhà trưng bày Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
>> Ðịa đạo An Thới trong lịch sử và sứ mệnh hoà bình (Xem trang 13).
Vùng Tam giác sắt, nhắc đến địa đạo, nhiều người nhớ đến địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Tây Nam Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và địa đạo An Thới (phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh). Trong đó, địa đạo An Thới là nơi bọn địch ở Chi khu Trảng Bàng rất cay cú, cho đó là “bót của Việt Cộng, cái gai chọt vô trong con mắt chi khu, không nhổ được thì còn ăn không ngon, ngủ không yên”.
Khách du lịch tham quan địa đạo An Thới.