Trong lịch sử hình thành, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An từng là một phần của phủ Gia Định từ khi Chúa Nguyễn Phúc Chu phong Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất dẫn binh vào Nam kinh lược mở rộng cương vực xứ Đàng Trong về phương Nam.

Qua nhiều lần sáp nhập, hiện nay Tây Ninh và Long An có đất liền đất, sông liền sông, cùng chung dòng Vàm Cỏ mang nhiều dấu ấn trong lịch sử, văn hoá. Cũng từ những nhân duyên này mà Phật giáo Tây Ninh và Long An có nhiều gắn kết trong hoằng pháp độ sanh.

Từ miệt Gò Đen đến vùng đất Trảng Bàng, có người nữ tên Nguyễn Thị Trinh pháp danh Chơn Trinh - Diệu Tiết đến học đạo, học thuốc với Hoà thượng Thiên Tường tại chùa Huỳnh Long. Sau bà đến cải tạo lại am tranh cạnh cái trảng có nhiều cây bàng sinh sống trong vùng để tu tập, thờ Phật và bốc thuốc chữa bệnh cho người dân trong vùng. Thời gian sau, có ni cô Chơn Tăng - Tiên Cốt cùng là người vùng Gò Đen đi phiêu lưu lục tỉnh đến ở lại am cùng tu hành. Am tranh được hai bà phát triển thành chùa.

Về sau, Hoà thượng Trừng Lực - Chơn Hữu thuộc phái Thiền, chi phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán thế hệ thứ 42 kế thế trụ trì. Ngài vận động cư dân địa phương cùng nhau cải tạo ngôi chùa rộng lớn, khang trang và đặt hiệu là Phước Lưu. Năm 1900, Pháp thành lập tỉnh Tây Ninh, đặt Trảng Bàng làm quận trung tâm ở phía Nam của tỉnh, Phước Lưu trở thành ngôi chùa trung tâm lớn nhất của vùng Nam Tây Ninh lúc bấy giờ.

Đến ngày 14.10.1963, theo Sắc lệnh số 124/NV của Tổng thống Ngô Đình Diệm, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập. Hoà thượng Huệ Tánh lúc bấy giờ giữ chức Tăng trưởng Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam liên tỉnh Tây Ninh - Hậu Nghĩa và văn phòng đặt tại chùa Phước Lưu.

Ngôi cổ tự Phước Lưu đã đào tạo nên các thế hệ tăng tài cho Phật giáo Tây Ninh và cả Nam bộ, nơi xuất thân của nhiều bậc thạch trụ tòng lâm, nhiều ngôi chùa có gốc từ tổ đình Phước Lưu như Vĩnh An, Phước Huệ, Phước Hưng, Phước Điền (thị xã Trảng Bàng), Phước Định (tỉnh Long An)... Chư vị tổ sư luôn chú trọng hoằng pháp lợi sanh trên tinh thần lục hoà và nhập thế, mọi sinh hoạt Phật giáo thường theo tông phong dòng phái truyền thừa.

Tổ đường chùa Phước Ân thờ long vị và di ảnh của Hoà thượng Từ Nhẫn

Tổ đường chùa Phước Ân thờ long vị và di ảnh của Hoà thượng Từ Nhẫn

Hoà thượng Như Nhãn - Từ Phong, quê ở thôn Đức Hoà Thượng (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), đến quy y với Yết ma Trí Lượng, một danh tăng khả kính đương thời ở chùa Thiền Lâm cổ (tỉnh Tây Ninh). Năm 1925, Hoà thượng Từ Phong xây dựng ngôi chùa ở Gò Kén thuộc thôn Thái Hiệp Thạnh gần tỉnh lỵ Tây Ninh (thị xã Hoà Thành nay) đặt tên là Thiền Lâm. Hoà thượng là một trong những vị danh tăng có nhiều đóng góp trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ.

Hoà thượng Như Khai là người ở vùng sông Tra (tỉnh Long An), tham gia hoạt động yêu nước, nguyên là thành viên phong trào Hội kín ở Nam kỳ, chống lại ách áp bức của thực dân Pháp vào những năm đầu của thế kỷ XX. Sau khi không còn hoạt động, ngài đến vùng Bến Mương (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu), định cư và lập nên ngôi chùa Thạnh Lâm để hoằng pháp độ sanh.

Quốc ân Đại hoà thượng Từ Nhẫn - Như Đắc, nối pháp đời thứ 39 thiền phái Lâm Tế, dòng đạo Bổn nguơn, người làng Long Hậu Tây, tổng Phước Điền Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An). Lúc nhỏ, Hoà thượng đã được Hoà thượng Như Nhãn - Từ Phong khuyến tấn khai thị pháp môn niệm Phật, từ nhân duyên này Hoà thượng bén duyên với Phật pháp. Hoà thượng là bậc danh tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều đóng góp cho đạo pháp nơi vùng đất Nam bộ.

Năm Quý Hợi (1923), Hoà thượng Minh Giảng chùa Phước Lâm ở Trảng Bàng mở trường kỳ, thỉnh Hoà thượng làm Đệ ngũ Tôn chứng. Cùng trong năm này, chùa Linh Sơn Tiên Thạch ở núi Điện Bà mở trường kỳ, Hoà thượng Tâm Hoà - Chánh Khâm thỉnh Hoà thượng làm Chứng đàn Hoà thượng.

Năm Mậu Dần (1938), chùa Phước Thạnh ở Trảng Bàng mở giới đàn do Giáo thọ Thiện Toàn chủ trì, thỉnh Hoà thượng làm Chứng minh kiêm Bố tát Hoà thượng.

Năm Kỷ Mão (1939), chùa Phước Thạnh (Cây Dương) ở Trảng Bàng, Yết ma Quảng Vân mở giới đàn, thỉnh Hoà thượng làm Chứng minh kiêm Trị sự Hoà thượng.

Năm Giáp Tuất (1934), chủ chùa Đông Thạnh ở làng An Đông Xã, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định là Tỳ kheo ni Diệu Thọ hiệp cùng với bà Montel thiết lập Thuỷ lục trai đàn cầu siêu cho những người bạc số chết đuối trên các sông rạch từ Tây Ninh, Gò Dầu, Trảng Bàng, Lộc Giang, Bến Lức, Thủ Thừa, Nhựt Tảo, Bến Bạ, Bao Ngược, kinh Nước Mặn, Thủ Bộ, Cần Giuộc, rạch Cát Hạ, Chợ Lớn đến Thị Nghè, cầu Bình Lợi, Gò Vấp, Thủ Dầu Một, Bến Thế, Thủ Thiêm. Trai đàn kéo dài trong 5 tháng 20 ngày, tổng cộng 23 tuần lễ. Trai chủ đã cung thỉnh Hoà thượng Từ Nhẫn (chùa Thới Bình, tỉnh Long An) làm Hoà thượng Chứng minh, Giáo thọ Nguyên Tấn (chùa Phước Lưu, tỉnh Tây Ninh) phụ trách phần công văn, sớ giấy và nghi lễ trong trai đàn.Quốc ân Đại hoà thượng Từ Nhẫn - Như Đắc, nối pháp đời thứ 39 thiền phái Lâm Tế, dòng đạo Bổn nguơn, người làng Long Hậu Tây, tổng Phước Điền Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An). Lúc nhỏ, Hoà thượng đã được Hoà thượng Như Nhãn - Từ Phong khuyến tấn khai thị pháp môn niệm Phật, từ nhân duyên này Hoà thượng bén duyên với Phật pháp. Hoà thượng là bậc danh tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều đóng góp cho đạo pháp nơi vùng đất Nam bộ.

Năm Quý Hợi (1923), Hoà thượng Minh Giảng chùa Phước Lâm ở Trảng Bàng mở trường kỳ, thỉnh Hoà thượng làm Đệ ngũ Tôn chứng. Cùng trong năm này, chùa Linh Sơn Tiên Thạch ở núi Điện Bà mở trường kỳ, Hoà thượng Tâm Hoà - Chánh Khâm thỉnh Hoà thượng làm Chứng đàn Hoà thượng.

Năm Mậu Dần (1938), chùa Phước Thạnh ở Trảng Bàng mở giới đàn do Giáo thọ Thiện Toàn chủ trì, thỉnh Hoà thượng làm Chứng minh kiêm Bố tát Hoà thượng.

Năm Kỷ Mão (1939), chùa Phước Thạnh (Cây Dương) ở Trảng Bàng, Yết ma Quảng Vân mở giới đàn, thỉnh Hoà thượng làm Chứng minh kiêm Trị sự Hoà thượng.

Năm Giáp Tuất (1934), chủ chùa Đông Thạnh ở làng An Đông Xã, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định là Tỳ kheo ni Diệu Thọ hiệp cùng với bà Montel thiết lập Thuỷ lục trai đàn cầu siêu cho những người bạc số chết đuối trên các sông rạch từ Tây Ninh, Gò Dầu, Trảng Bàng, Lộc Giang, Bến Lức, Thủ Thừa, Nhựt Tảo, Bến Bạ, Bao Ngược, kinh Nước Mặn, Thủ Bộ, Cần Giuộc, rạch Cát Hạ, Chợ Lớn đến Thị Nghè, cầu Bình Lợi, Gò Vấp, Thủ Dầu Một, Bến Thế, Thủ Thiêm. Trai đàn kéo dài trong 5 tháng 20 ngày, tổng cộng 23 tuần lễ. Trai chủ đã cung thỉnh Hoà thượng Từ Nhẫn (chùa Thới Bình, tỉnh Long An) làm Hoà thượng Chứng minh, Giáo thọ Nguyên Tấn (chùa Phước Lưu, tỉnh Tây Ninh) phụ trách phần công văn, sớ giấy và nghi lễ trong trai đàn.

Quốc ân Đại hoà thượng Từ Nhẫn

Quốc ân Đại hoà thượng Từ Nhẫn

Trong cuộc đời hoằng pháp độ sanh của Hoà thượng Từ Nhẫn có nhiều gắn bó mật thiết trên mảnh đất Tây Ninh, Hoà thượng chú trọng đào tạo tăng tài, thường lui tới lớp gia giáo chùa Phước Lưu tham học Phật pháp cùng Giáo thọ Nguyên Tấn và nhiều chùa trong tỉnh. Hoà thượng thu nhận nhiều đệ tử xuất gia, cầu pháp tại Tây Ninh, tiêu biểu có Hoà thượng Huệ Tánh, Hoà thượng Huệ Thông (chùa Phước Lưu, thị xã Trảng Bàng)...

“Hoà thượng Từ Nhẫn đưa Hoà thượng Huệ Thông về chùa Sắc tứ Thới Bình cùng tu học và truyền kế thế trụ trì, Hoà thượng Huệ Thông là bậc danh tăng lúc bấy giờ, có nhiều đóng góp cho Phật giáo ở Nam bộ. Năm 1970, Hoà thượng từ tỉnh Long An về quê nhà ở huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) lập chùa Phước Ân, hướng dẫn gia đình và cư dân học Phật. Hằng năm, vào ngày 12.2 (nông lịch) ở chùa Phước Ân (tỉnh Tây Ninh) và chùa Sắc tứ Thới Bình (tỉnh Long An) đều tổ chức huý kỵ Hoà thượng” - Đại đức Thiện Luận, trụ trì chùa Phước Ân chia sẻ.

Hiện nay, nhiều chùa ở Tây Ninh nơi tổ đường có thờ long vị và di ảnh của Hoà thượng Từ Nhẫn, vào ngày huý kỵ của Hoà thượng tăng chúng ở Tây Ninh vân tập về chùa Sắc tứ Thới Bình để tưởng niệm rất đông, tạo sự gắn kết giữa các chùa ở Tây Ninh và Long An.

Trong dân gian Long An có câu: “Dù ai buôn bán bộn bề, làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Lệ làm chay là lễ hội tín ngưỡng văn hoá dân gian độc đáo xuất phát từ Phật giáo, mang tính chất tổng hoà các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức hằng năm từ ngày 14-16 tháng Giêng tại thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Từng có thời gian lệ làm chay do cố Hoà thượng Bửu Thành - Nhựt Tùng, nguyên là trụ trì chùa Linh Phước (thị trấn Tầm Vu) đại thọ (tức lo hết mọi chi phí trong lễ hội). Từ năm 1995 đến năm 2000, Hoà thượng Bửu Thành thường cung thỉnh Đại sư Thiện Chánh (chùa Phước Lưu, tỉnh Tây Ninh) làm Thầy cả trong nghi thức chẩn tế ở lệ làm chay. Từ nhân duyên này, cho đến nay, chư tăng Phật giáo Tây Ninh vẫn còn tham gia trong ban nghi lễ của lễ hội.

Cảm mến đức hạnh của Đại sư, Hoà thượng Bửu Thành đã gửi đệ tử đến chùa Phước Lưu xuất gia với thầy Thiện Chánh được ban pháp hiệu Thiện Hội. Về sau, Đại đức Thiện Hội đến cầu pháp với Đại đức Thiện Luận ở chùa Phước Ân (huyện Gò Dầu). Hiện nay, Đại đức Thiện Hội tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương và có nhiều đóng góp trong công tác hoằng pháp tại tỉnh Long An.

Chùa Sắc tứ Thới Bình (tỉnh Long An)

Chùa Sắc tứ Thới Bình (tỉnh Long An)

Chư tăng ở các chùa vùng Tây Ninh và Long An lập nên ban kinh sư dùng ứng phú đạo tràng làm phương tiện để chia sẻ những vui, buồn cùng nhân dân và hoằng pháp độ sanh. Từ những nhân duyên trong lịch sử, thâm tình linh sơn cốt nhục, Phật giáo Tây Ninh và Long An đến nay có sự gắn bó mật thiết trong mọi Phật sự góp phần ích đạo lợi đời trên nhiều lĩnh vực của đời sống.

Bài, ảnh: Phí Thành Phát
Thiết kế: Ngọc Trâm