Phiên chợ có tên Gia Lạc (thêm niềm vui) chỉ họp duy nhất vào dịp Tết. Độc đáo hơn, nó còn có tuổi đời đến hơn 200 năm và do Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1863), con thứ sáu của vua Gia Long khởi xướng.
Phiên chợ có tên Gia Lạc (thêm niềm vui) chỉ họp duy nhất vào dịp Tết. Độc đáo hơn, nó còn có tuổi đời đến hơn 200 năm và do Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1863), con thứ sáu của vua Gia Long khởi xướng.
Theo sử sách, phiên chợ An Lạc đầu tiên được tổ chức tại khu đất trước phủ của Định Viễn quận vương, trên đường qua thôn Vỹ Dạ đến ngã ba làng Nam Phổ.
Thời kỳ đầu, chợ chỉ dành cho những ông hoàng, bà chúa thân thuộc trong phủ, sau dần mở rộng cho dân chúng tham gia chung vui.
Phiên chợ Gia Lạc được duy trì đến năm 1945, tức là gần cả trăm năm sau khi người sáng lập ra nó -Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính mất. Mãi đến năm 2002, bà Hồ Thị Hoàng Anh (cháu ruột ông Hồ Văn Tá, Đội trưởng đội Thượng thiện thời Nguyễn - người đảm nhiệm ẩm thực và yến tiệc ở hoàng cung), nhận lời mời của Trung tâm Giao lưu Đức - Á đã phục dựng lần thứ nhất phiên chợ này tại khuôn viên của ĐH dân lập Munchen (Đức).
Tranh minh họa phiên chợ Gia Lạc xưa |
Lần thứ hai, phiên chợ này cũng lại được bà Hoàng Anh nhận lời mời của Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Nantes (Pháp), tái hiện trong buổi dạ tiệc cuối năm tổ chức vào đêm cuối năm tại Le Lieu Unique.
Lần thứ ba, vào dịp Tết âm lịch 2012, phiên chợ này được tái hiện tại tại chính quê nhà ở Presidential club (tòa nhà Sailing, 111A Pasteur, quận 1, TP HCM).
Theo bà Hồ Thị Hoàng Anh, đi ngược lại với tư tưởng của vua và triều thần bấy giờ là “trọng nông ức thương” xem trọng việc ruộng đồng mà hạn chế việc mua bán, Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính đặc biệt say mê kinh doanh và nghệ thuật hát bội. Ông làm kinh doanh rất giỏi và trở nên rất giàu có. Vì thế, một thời ở đất thần kinh người xưa có câu: “Phú bất như Định Viễn”, nghĩa là: Không ai giàu bằng quận vương Định Viễn.
Với khả năng tài chính của mình, Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính còn nuôi cả những đoàn hát bội trong phủ để biểu diễn cho con cháu và dân địa phương cùng xem. Do hợp tác buôn bán với thương nhân nước ngoài nên Định Viễn quận vương rất cởi mở và giao tiếp với nhiều giới. Và phiên chợ Tết Gia Lạc mang tính nhân văn ra đời trong chuỗi các hoạt động đó của ông.
Cũng theo bà Hoàng Anh, chợ Gia Lạc là nơi không phải để sát phạt dành mối, mua bán ra trò… như những phiên chợ thông thường mà đến với phiên chợ này ai nấy đều phải ăn mặc đẹp,lòng vui như xuân và ngấm ngầm thi đua lễ độ, tao nhã. Như vậy có thể thấy, với phiên chợ này Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính đã có công góp phần làm cho Tết Huế vui hơn, đậm màu sắc văn hóa hơn.
Theo Đất Việt