Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Suy nghĩ về tình người qua hai phiên toà
Thứ bảy: 06:48 ngày 27/06/2015

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO) - Một phiên toà, dù là “người dưng” nhưng phía bị hại lại sẵn sàng tha thứ, tìm mọi cách giúp cho người đã gây ra cái chết cho con mình được giảm án đến mức thấp nhất. Còn một phiên toà, dù là người thân với nhau, nhưng chẳng những không ai chịu thông cảm, chia sẻ để giải quyết vấn đề trong phạm vi tình cảm gia đình, mà bị hại còn yêu cầu toà xét xử nặng hơn bản án của toà sơ thẩm.

Một ngày đầu tháng 6.2015, TAND tỉnh mở phiên toà xét xử phúc thẩm 2 vụ án hình sự. Tuy 2 vụ án diễn biến khác nhau, nhưng qua đó có những vấn đề đáng để mọi người suy nghĩ.

Vụ án thứ nhất xét xử vụ án vi phạm an toàn giao thông, trong đó bị cáo là bạn thân của bị hại. Trong một lần đi nhậu chung, tai nạn giao thông đã xảy ra, làm người bạn của bị cáo tử vong. Mặc dù con mình bị tử vong, nhưng gia đình vẫn làm đơn bãi nại cho bị cáo.

Gia đình phía bị hại chỉ mong bị cáo không tiếp tục sai lầm và khắc phục hậu quả đã gây ra. Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo đã bị tuyên phạt 3 năm tù.

Gia đình bị hại làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với nhiều tình tiết cảm động. Từ đó, HĐXX phúc thẩm xem xét và tuyên phạt bị cáo 6 tháng tù. Đó là phiên toà thắm đậm tình người và đạo lý.

Vụ án thứ hai xét xử là hành vi huỷ hoại tài sản. Bị cáo và bị hại trong vụ án này là anh rể và em vợ, từng ở chung nhà, nhưng lại không thể bao dung, chia sẻ được với nhau. Giữa bị hại và bị cáo luôn có những mâu thuẫn gay gắt, không thể hoà giải dù gia đình đã nhiều lần dàn xếp để tránh phải ra toà.

Thế nhưng cuối cùng thì toà cũng phải can thiệp. Do cấp sơ thẩm có những vấn đề chưa làm rõ và có vi phạm không thể khắc phục được, nên toà phúc thẩm tuyên huỷ án, trả hồ sơ xét xử sơ thẩm lại.

Rồi đây bị cáo và bị hại lại tiếp tục ra toà. Nhiều người dự khán lấy làm tiếc, nếu như hai bên biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau để có chung giải pháp êm đẹp thì đâu đến nỗi phải “mất nghĩa, mất tình” và nhờ đến pháp luật.

Tham dự việc xét xử cả hai vụ án trong cùng một buổi sáng, trong tôi nảy sinh cảm xúc khác nhau về tình người, đạo lý. Một phiên toà, dù là “người dưng” nhưng phía bị hại lại sẵn sàng tha thứ, tìm mọi cách giúp cho người đã gây ra cái chết cho con mình được giảm án đến mức thấp nhất.

Còn một phiên toà, dù là người thân với nhau, nhưng chẳng những không ai chịu thông cảm, chia sẻ để giải quyết vấn đề trong phạm vi tình cảm gia đình, mà bị hại còn yêu cầu toà xét xử nặng hơn bản án của toà sơ thẩm.

Vi phạm pháp luật sẽ bị pháp luật trừng trị, răn đe, đó là điều tất nhiên. Thế nhưng, trong mỗi vụ án, vấn đề đạo đức vẫn cần được xem xét để có được bản án “thấu tình, đạt lý”.

Thanh Hà

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục