Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Tân Châu: Còn nhiều tồn tại trong hoạt động thương mại vùng biên
2009-08-19 08:37:00

Ngày 7.11.2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới. Gần hai năm thực hiện quyết định này, hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia có những bước khởi sắc, trong đó có vùng biên giới tại huyện Tân Châu (Tây Ninh).

Ngày 7.11.2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới. Gần hai năm thực hiện quyết định này, hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia có những bước khởi sắc, trong đó có vùng biên giới tại huyện Tân Châu (Tây Ninh).

* Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng

Huyện Tân Châu có 4 xã biên giới (Tân Hà, Tân Đông, Suối Ngô, Tân Hoà) tiếp giáp với huyện Memot, tỉnh Kampong Cham, vương quốc Campuchia với tổng chiều dài đường biên giới là 47,5km, có đặc điểm đất liền đất, rừng liền rừng, nhiều đường mòn qua lại. Những năm trước, nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế chính trong cơ cấu kinh tế - xã hội của 4 xã này. Công nghiệp, thương mại, xây dựng, dịch vụ phát triển với tốc độ chậm. Tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của các xã biên giới huyện Tân Châu còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, một bộ phận nhân dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước các cấp trong việc tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua các chương trình mục tiêu 134 và 135 nên đời sống người dân vùng biên giới Bắc Tây Ninh đã có sự chuyển biến nhất định.

Vận chuyển mì lát khô mua từ Campuchia về Tân Châu.

Ông Trang Trung Dũng – Trưởng phòng Công thương Tân Châu cho biết: Từ năm 2006 đến nay, thực hiện theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới, đã có sự thay đổi đáng kể. Trước đây, việc mua bán lưu thông hàng hoá thông quan tại các cửa khẩu không nhiều, chủ yếu là mặt hàng nông sản như mì lát, đậu nành… một lượng hàng hoá khác được vận chuyển qua các đường mòn sau đó được các đầu mối gom hàng. Sau khi có Thông tư liên tịch của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nong thôn, Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới, hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trở nên dễ dàng hơn, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới 2 nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào biên giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán trong thương mại biên giới được thuận lợi hơn, có thể thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam. Theo lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Tân Châu, chính sách thuế được áp dụng ở khu vực biên giới hai nước thể hiện rõ tính ưu đãi cao đối với hoạt động thương mại vùng biên theo các thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia.

* Cần thêm sự đầu tư để phát triển

Ông Dũng cho biết thêm, hiện nhu cầu đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng hiện nay là rất cần thiết ở các xã biên giới. Tại khu vực đường biên giữa hai quốc gia, có một số cặp cửa khẩu, đường mòn cần bổ sung để trao đổi, mua bán hàng hoá được thuận lợi hơn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các xã biên giới Tân Châu hiện chưa được đầu tư xây dựng để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển thương mại biên giới như: các cửa khẩu chưa được quy hoạch; đường giao thông chưa được đầu tư nâng cấp nên phương tiện vận tải lưu thông gặp nhiều khó khăn; hợ cửa khẩu Vạc Sa, xã Tân Hà đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ không phát huy hiệu quả; chợ Tân Đông tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rất cao do tình trạng dùng nhiều phương tiện dễ cháy để che chắn nơi buôn bán, không được quy hoạch theo quy định về phòng cháy, thiếu phương tiện chữa cháy.

Hiện các “điểm nóng” về buôn lậu ở các xã biên giới Tân Châu đã lắng dịu  nhưng ngành chức năng và chính quyền địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn trong việc phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại vùng biên do thiếu nhân lực và phương tiện, trang thiết bị cần thiết.

HOÀNG THI

 

Từ khóa:
Tin liên quan