Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thông tin trên được các chuyên gia về khúc xạ thuộc Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hiệp hội các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa của Úc cho biết.
Đo tật khúc xạ cho bệnh nhân tại BV. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Thông tin được đưa ra tại buổi gặp gỡ giao lưu sinh viên ngành khúc xạ nhãn khoa hai khóa đầu tiên do Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa tổ chức.
Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam hiện nay chiếm khoảng từ 15% đến 40%, tương ứng khoảng từ 14 đến 36 triệu người mắc tật khúc xạ.
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% đến 40% ở khu vực thành thị, và từ 10% đến 15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.
Tuy nhiên, tổng số các bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ mắt, y tá tại Việt Nam hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu chữa tật khúc xạ của người dân. Các bác sĩ nhãn khoa là lực lượng chính trong công tác chăm sóc và chữa trị bệnh đục thủy tinh thể.
Trên thế giới, chuyên gia khúc xạ nhãn khoa là đội ngũ cán bộ chăm sóc mắt chủ chốt trong hệ thông chăm sóc mắt bao gồm các công việc đo khúc xạ, chỉnh kính, quản lý và can thiệp tình trạng bệnh mắt. Tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là nơi đầu tiên đào tạo cử nhân khúc xạ nhãn khoa.
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, đến năm 2020, mỗi chuyên gia khúc xạ nhãn khoa phải khám cho ít nhất 50.000 người.
Điều này có nghĩa là đến năm 2020, Việt Nam cần phải có 1.800 chuyên gia khúc xạ nhãn khoa. Nhưng hiện tại, Việt Nam mới chỉ có 10 cử nhân khúc xạ nhãn khoa đã được đào tạo bài bản.
Theo TTO