1. Hashima Island - Nhật Bản
Sau khi trải qua gần 1 thế kỷ là cơ sở khai thác
mỏ than sầm uất, đảo Hashima đã trở thành một “hòn đảo
ma quái” khi nhu cầu về dầu khí vượt
quá nhu cầu than trong những năm 1960, và 5000 nhân công Mitsubishi ở đảo bắt
đầu kéo nhau di cư hàng loạt. Ngày nay, những căn hộ bê tông chật hẹp mà các
nhân công từng ở từ năm 1916 đã hoàn toàn bị bỏ trống.
2. Bodie - California
Được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, Bodie
đã bị đóng băng một thời gian kể từ khi những cư dân cuối cùng rời bỏ nơi đây
vào nửa thế kỷ trước. Vào thời kỳ hoàng kim Bodie trở thành địa điểm khai thác
vàng, nơi đây là một thành phố nhộn nhịp với dân số khoảng 10.000 người. Khi lợi
nhuận khai thác giảm đi, người dân đã bỏ đi hết. Hiện nay California State
Parks đang xây dựng một khu bảo tàng và cung cấp các tour du lịch hàng ngày để
du khách đến tham quan thị trấn ma quái này, bên cạnh đó, một số ngôi nhà tại
đây cũng đã biến thành kho chứa đồ.
3. Centralia - Pennsylvania
Than là nguyên nhân chính khiến 1 thị trấn nằm nửa
chừng bên kia thế giới bị ruồng bỏ. Centralia, Pennsylvania đã từng là một làng
công nghiệp nhộn nhịp và hái ra tiền. Vào năm 1962, công nhân thành phố vô tình
làm cháy một mạch than bị hở trong khi đang đốt rác. Ngọn lửa xuyên qua các
đường hầm phía dưới lòng đất và bùng cháy đến tận bây giờ. Nghiên cứu cho biết,
ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy thêm một thế kỷ nữa. Trong nhiều năm nay, cư dân và
chính phủ ở thị trấn này đã cố gắng dập lửa nhưng hoàn toàn vô ích. Phần lớn các
toà nhà tại đây đã bị cháy rụi hoặc san bằng.
4. Pháo đài biển Maunsell - Anh
Mỗi pháo đài bao gồm 7 kết cấu được liên kết với
nhau, đường ra vào được thông qua một lối đi ở phía dưới chân trụ. Mặc dù ngày
nay, một vài phần của cầu thang leo lên pháo đài vẫn còn có thể nhìn thấy được,
nhưng chúng đang trong tình trạng cũ kỹ nên sẽ rất nguy hiểm nếu cố đi lên. Năm
1955, các pháo đài này được cho là không cần thiết nữa và bị ngừng hoạt động.
5. Beelitz-Heilstatten - Đức
Khu thị trấn ma
ở Đức đã thu hút sự tò mò của các du khách kể từ khi bị bỏ hoang từ năm 2000.
Cuối những năm 1800, Beelitz-Heilstatten nổi tiếng là quê hương của các bệnh
viện, bao gồm khoảng 60 toà nhà và là nơi Adolf Hitler điều trị vết thương trong
Thế chiến thứ I. Sau Thế chiến thứ II, nước Đức bị chia cắt, bệnh viện thuộc
quyền kiềm soát của Liên Xô và vẫn giữ nguyên là nơi chữa trị cho quân đội Liên
Xô cho đến năm 1995. Các toà nhà bị bỏ hoang được dùng làm điểm đến cho những du
khách muốn thám hiểm và là nơi để đoàn làm phim sử dụng bối cảnh.
Beelitz-Heilstatten từng được xuất hiện một cảnh trong phim “The Pianist”.
6. Oradour-sur-Glane - Pháp
Oradour-sur-Glane là một ngôi làng của Pháp, từng
là đài tưởng niệm nhằm nhớ đến sự tàn ác của Đức Quốc Xã. Nơi đây bị tấn công và
san bằng bởi một sư đoàn lục quân vào năm 1944. Người dân, kể cả phụ nữ và trẻ
em đều bị bắn và thiêu sống một cách dã man. Những toà nhà không mái đến nay vẫn
còn bị bỏ trống.
7. Humberstone - Chi Lê
Humberstone từng là nơi xử lý trầm tích Saltpeter
(tên gọi khác của Ni-trat) lớn nhất thế giới và cung cấp các khoáng sản có giá
trị dùng làm phân bón, chất bảo quản thực phẩm và chất nổ cho các nước Bắc Mỹ,
Châu Âu. Việc tạo ra các vật liệu thay thế tổng hợp giá rẻ vào những năm 1930 đã
làm cho các hoạt động khai thác lỗi thời không còn dùng được nữa và thị trấn từ
từ đi vào bế tắc.
Thị trấn ma ở Chilê khiến du khách có cảm giác như
là một cảnh trong các bộ phim miền viễn tây, và nơi đây đã được UNESCO ghi danh
thành địa điểm di sản thế giới.
8. Kolmanskop - Namibia
Sau khi một viên kim cương duy nhất vô tình được
tìm thấy ở đây vào năm 1908, thị trấn nhỏ thuộc Châu Phi đã trở thành thỏi nam
châm thu hút các tay săn mỏ người Đức. Đến năm 1954, các mỏ trở nên cạn kiệt và
thị trấn bị bỏ hoang. Những ngôi nhà một thời xa hoa giờ đây chỉ còn là những ô
cửa sổ lấp đầy cát.
9. Craco - Italy
Ngôi làng đẹp như tranh vẽ vào thời trung cổ này
đã được đưa vào nhiều cảnh trong các phim “Quantum of Solace” và
“The Passion of the Christ”. Có niên đại từ thế kỷ thứ 6, Craco nằm bấp
bênh trên cùng của một vách đá gần dòng sông. Những hoạt động địa chấn và lở đất
định kỳ đã đe doạ đến sự an nguy của toàn bộ thị trấn, khiến cả ngồi làng ở nước
Ý này không thể làm nơi cư ngụ được nữa.
10. Prypiat, Chernobyl - Ukraine
Sự rò rỉ từ các nhà máy hạt nhân ở Chernobyl đã
làm thoát ra một lượng lớn phóng xạ vào không khí. Những cơn gió đã mang các
phóng xạ gây bệnh khắp Châu Âu và khỏang 30.000 cư dân của Prypiat đã được sơ
tán chỉ trong vài ngày sau. Người dân chỉ được cho phép rời khỏi với 1 chiếc
vali đựng đồ đạc và không được mang theo bất cứ vật dụng gì khác. Thành phố vẫn
còn rải rác các đồ nội thất, sách, quần áo và các tài sản cá nhân khác, trông
như một viện bảo tàng đủ loại.
T.T (st)