Công nghệ   Thiết bị số

BAOTAYNINH.VN trên Google News

10 mẹo giúp bạn luôn an toàn khi chuyển khoản trên Internet 

Cập nhật ngày: 30/06/2017 - 10:54

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking) đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người trong chúng ta hiện nay. Thậm chí, nhiều người còn không nhớ nổi lần cuối ghé thăm quầy giao dịch ngân hàng là bao giờ vì gần như mọi giao dịch phổ thông hiện nay như chuyển tiền, tiết kiệm, nhận lương... đều có thể thực hiện trên mạng.

Đặc biệt với đối tượng trẻ, không ngại thử nghiệm những tiện ích mới thì các dịch vụ tiết kiệm online, chuyển khoản online chứ không qua chi nhánh ngân hàng đã trở nên hết sức phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi do công nghệ cao mang lại, môi trường Internet cũng phải đối mặt với không ít rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh bảo mật và tội phạm mạng.

http://xahoithongtin.com.vn/dataimages/201706/original/images1968243_Banking_login.jpg

Không thiếu những trường hợp bị tội phạm mạng làm rỗng tài khoản ngân hàng đã xảy ra tại Việt Nam như trường hợp chị Hoàng Thị Na Hương, khách hàng của Vietcombank đã bị "bốc hơi" mất 500 triệu trong tài khoản sau một đêm hồi tháng 8 năm 2016. Gần đây nhất là tháng 5/2017, khách hàng Nguyễn Minh Dương đã bị mất 129 triệu đồng trong tài khoản thẻ ATM của ngân hàng Đông Á trong khi chiếc thẻ vẫn đang được ngân hàng giữ do thẻ của anh bị cây ATM nuốt thẻ.

Tuy nhiên, có một số mẹo đơn giản có thể giúp bạn không trở thành nạn nhân tiếp theo của những kẻ tội phạm trên mạng. Dưới đây là 10 điều cần lưu ý khi sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử trên Internet:
1. Không bao giờ sử dụng dịch vụ Internet Banking trong mạng Wi-Fi công cộng
Bạn cần lưu ý không bao giờ (trừ khi cực kỳ cần thiết) việc sử dụng dịch vụ Internet Banking trên mạng Wifi miễn phí hoặc mạng Wifi không được bảo vệ. Điều này cũng nên thực hiện cả trên máy tính cũng như các thiết bị thông minh như smartphone hay máy tính bảng.

http://xahoithongtin.com.vn/dataimages/201706/original/images1968240_wifi_cong_cong.jpg

Ngoài ra, tránh thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của bạn trên môi trường mạng Wi-Fi công cộng vì các mạng Wifi này có xu hướng bị xâm nhập, tấn công và chứa những mã độc nguy hiểm khác.

2. Hãy thay đổi mật khẩu thường xuyên
Một cách đơn giản nhất để bảo vệ các tài khoản là thay đổi mật khẩu thường xuyên. Và luôn luôn chọn một mật khẩu mạnh. Cách tốt nhất để có một mật khẩu mạnh là cần kết hợp các chữ hoa và chữ thường với số và ký tự đặc biệt trong mật khẩu.

Việc dùng tên hay ngày tháng năm sinh của bạn, tên vợ/chồng hay con của bạn đều rất nguy hiểm vì dễ bị dò ra. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều tài khoản ngân hàng, không bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản đó.

3. Không bao giờ đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến của bạn qua liên kết giới thiệu từ e-mail/tin nhắn/mạng xã hội
Đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến của bạn thông qua các liên kết giới thiệu từ email là một việc làm hết sức nguy hiểm. Vì các email này có tiềm năng rất cao là một dạng phishing lừa đảo, các liên kết có thể dẫn bản đến một bản sao chính xác giao diện trang web ngân hàng của bạn (vì vậy hãy thận trọng).

Cảnh giác với những đường link lạ bạn được mời gọi click vàoCảnh giác với những đường link lạ bạn được mời gọi click vào.

Ngoài email, khá nhiều người bị lừa tiền qua tin nhắn mạng xã hội như Facebook với chiêu lừa mượn tiền, chuyển khoản hộ vào số tài khoản cho người thân ở nước ngoài. Điểm mấu chốt của kiểu lừa này vẫn là mời người dùng kích vào đường link giả mạo dẫn đến website 'fake' thông qua các tin nhắn trên mạng xã hội để ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng.

4. Luôn luôn tìm ký tự 's' trong url, 'https'
Luôn kiểm tra thanh địa chỉ, URL của trang web bạn đăng nhập. Luôn kiểm tra xem nó bắt đầu bằng 'https' không, ký tự 's' ở đây là viết tắt của từ 'security', lớp bảo mật chính ở đây. Điều này đảm bảo rằng bạn đang đăng nhập vào một trang web được mã hóa.

Biểu tượng màu xanh và 'https' là dấu hiệu cho thấy website đã được trang bị các lớp bảo mật

Biểu tượng màu xanh và 'https' là dấu hiệu cho thấy website đã được trang bị các lớp bảo mật.

Ngoài ra, khi truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số Extended Validation (EV). Đây là mức xác thực chặc chẽ nhất, đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa chỉ chính là công ty đang sở hữu và vận hành website. Dấu hiệu này là dấu hiệu dễ nhận ra nhất.

5. Không bao giờ quên đăng xuất tài khoản khi bạn đã hoàn tất
Một mẹo quan trọng khác là luôn luôn đăng xuất sau khi giao dịch hoàn tất. Vì nó giảm thiểu cho bạn nguy cơ những kẻ xấu thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng như cướp phiên và khai thác các mã kịch bản cross-site. Bạn cũng được khuyến cáo nên xóa bộ nhớ cache của trình duyệt sau khi xong giao dịch.

6. Luôn luôn sử dụng ứng dụng chính thức của ngân hàng khi thực hiện giao dịch Moblie Banking
Đối với dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking), tất nhiên bạn nên chỉ sử dụng ứng dụng chính thức của ngân hàng, điều này có nghĩa là ứng dụng được cung cấp bởi chính ngân hàng sở hữu tài khoản của bạn.

Ngoài ra, luôn tải ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức như App Store của Apple hoặc CH Play của Google. Cần tránh xa các ứng dụng tổng hợp kiểu như cung cho bạn tiện ích tổng hợp tài khoản giữa các ngân hàng. Các ứng dụng như vậy thường rất nguy hiểm và khó kiểm soát khi nó ẩn chứa những mã độc.

http://xahoithongtin.com.vn/dataimages/201706/original/images1968242_vcb.png

7. Luôn luôn cập nhật phần mềm chống virus trên máy tính của bạn

Điều này là cơ bản và quan trọng - luôn luôn cập nhật máy tính của bạn các ứng dụng chống vi-rút. Mặc dù việc này không chắc chắn 100% bảo vệ bạn những nó sẽ góp sức phần nào trong việc bảo vệ tất cả các giao dịch trực tuyến của bạn.

8. Không bao giờ sử dụng máy tính công cộng hoặc máy tính dùng chung để truy cập tài khoản ngân hàng điện tử
Giống như các mạng công cộng-Wi-Fi, bạn cần tránh truy cập tài khoản ngân hàng điện tử của mình trên các máy tính công cộng hoặc dùng chung. Vì nguy cơ cao là các máy tính này không được bảo vệ và có thể chứa phần mềm độc hại ăn cắp thông tin trên máy. Nó cũng chứa nguy cơ dính keylogger và lưu lại tất cả thông tin bạn thực hiện trên bàn phím. Ngoài ra, không bao giờ để máy tính khỏi tầm mắt trong lúc bạn thực hiện một giao dịch trên ngân hàng điện tử.

http://xahoithongtin.com.vn/dataimages/201706/original/images1968241_keylogger_1200.jpg

9. Luôn luôn tìm biểu tượng 'khóa móc' hay dấu hiệu thanh địa chỉ trình duyệt chuyển sang màu xanh lá cây trong quá trình giao dịch

Giống như 'https' trong url, một thứ khác bạn cần tìm là biểu tượng padlock (khóa móc). Luôn tìm kiếm biểu tượng ổ khóa ở góc trên hoặc dưới cùng bên phải của trang web trong các giao dịch. Biểu tượng khóa móc khóa hoặc padlock cho thấy rằng trang web bạn đang sử dụng là an toàn.

10. Không chuyển tiền đến hoặc chia sẻ chi tiết tài khoản của bạn với nguồn không xác định hoặc không được xác nhận
Một nguy cơ lớn khác là chuyển tiền đến hoặc chia sẻ chi tiết tài khoản của bạn cho các nguồn không xác định hoặc chưa được xác thực. Những kẻ tội phạm thường xuyên gửi thư lôi cuốn những người 'nhẹ dạ' với hoa hồng hoặc những lời đề nghị hấp dẫn và yêu cầu họ chuyển tiền.

Điều này cũng có thể dẫn đến kết thúc bạn trở thành một kẻ đồng lõa với kẻ phạm tội vì các hành động bất hợp pháp liên quan đến tài chính và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nguồn XHTT


Liên kết hữu ích