Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Theo số liệu thăm dò, tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt hơn 78%.

(BTNO)- Sau hai năm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 ngày 27.11.2009 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Tây Ninh đã đào tạo nghề cho 7.132 người. Đây là số liệu do Sở LĐ-TB&XH tỉnh công bố tại cuộc họp sơ kết hai năm thực hiện Đề án 1956 do UBND tỉnh tổ chức hôm 29.3.2012.
Có ý kiến cho rằng nghề trồng nấm dễ thực hiện nhưng lại khó tiêu thụ sản phẩm |
Tính theo tỷ lệ, năm 2010 (năm Tây Ninh bắt đầu thực hiện Đề án) số lao động nông thôn được học đề đạt hơn 96%, trong khi năm 2011 chỉ đạt hơn 78% so với kế hoạch đề ra. Đối tượng được đào tạo nghề là những người đang trong độ tuổi lao động ở nông thôn.
Sau hai năm thực hiện, kết quả ban đầu cho thấy các nghề: khai thác mủ cao su, chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật nuôi gia cầm, nuôi cá nước ngọt… được đánh giá là thành công.Ttỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt hơn 78%.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau hai năm thực hiện, cái được lớn nhất là nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, rút bớt thời gian nhàn rỗi trong lao động ở nông thôn, tạo công ăn việc làm và góp phần ổn định an ninh nông thôn.
Tuy vậy, qua một thời gian thực hiện, việc triển khai Đề án 1956 cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Trong đó, nổi cộm nhất là ý thức học nghề của người dân chưa cao. Thậm chí có đại biểu tham dự cuộc họp cho rằng, một bộ phận người lao động có thái độ lười biếng, được vận động đi học nhưng không thèm đi trong khi đang thất nghiệp.
Đ.V.T