Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
229 nhà khoa học Anh ký thư ngỏ phản đối chiến lược miễn dịch cộng đồng
Chủ nhật: 21:03 ngày 15/03/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hơn 200 nhà khoa học tại Anh đã viết thư ngỏ cho chính phủ để kêu gọi có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Hôm 13/3, ông Patrick Vallance, cố vấn khoa học của chính phủ Anh, đã đề nghị một cách nhằm quản lý sự lây lan của dịch Covid-19 bằng cách để một số người dân bị nhiễm bệnh như một phần chiến lược của chính phủ.

Việc này được gọi là "miễn dịch cộng đồng", có nghĩa là một cộng đồng người được bảo vệ gián tiếp trước nguy cơ nhiễm bệnh. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi tỷ lệ lớn cộng đồng ấy đã trở nên miễn dịch với bệnh, từ đó trở thành "lá chắn sống" cho những người chưa bị nhiễm.

Ước tính cho thấy, khả năng miễn dịch cộng đồng đối với dịch Covid-19 sẽ đạt được khi khoảng 60% dân số nhiễm bệnh. Những người đã nhiễm bệnh này sau khi được chữa khỏi sẽ che chắn và bảo vệ cho 40% những người chưa nhiễm bệnh còn lại.

Tuy nhiên, ý kiến này đã vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích của nhiều nhà khoa học tại Anh.

Ông Patrick Vallance (trái).

Sau đó, 229 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đến từ các trường Đại học nổi tiếng ở Anh đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ, đề nghị chính phủ xem xét lại phương pháp miễn dịch cộng đồng và có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc quản lý sự lây lan của dịch Covid-19. 

Họ tin rằng cách tiếp cận với dịch bệnh hiện tại của chính phủ Anh có thể khiến Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trở nên căng thẳng hơn và "nguy cơ mất nhiều mạng sống hơn cần thiết".

Bức thư ngỏ được công bố vào tối 14/3, ngày mà chính phủ Anh thông báo thêm 10 trường hợp tử vong vì nhiễm Covid-19, nâng tổng số người tử vong tại nước này lên con số 21 người.

Các nhà khoa học này đã chỉ trích những nhận định của ông Patrick Vallance về việc để dịch bệnh lây lan nhằm "tăng miễn dịch cộng đồng". Trong thư, các nhà khoa học cũng đặt câu hỏi về quan điểm của chính phủ rằng người dân sẽ thất vọng nếu họ bị áp đặt quá sớm.

Nhóm 229 nhà khoa học này lập luận rằng các "biện pháp cách ly xã hội" mạnh mẽ hơn sẽ làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của dịch bệnh tại Anh và sẽ "cứu sống được hàng nghìn người".

Nhóm các nhà khoa học này cho rằng những biện pháp hiện tại của chính phủ là chưa đủ, nên áp dụng những biện pháp phong tỏa và hạn chế ngay lập tức giống như những quốc gia khác đang làm.

229 nhà khoa học trên lại cho rằng phương pháp "miễn dịch cộng đồng" của ông Patrick Vallance trong thời điểm này là không khả thi.

Theo Giáo sư Willem van Schaik thuộc Đại học Birmingham, một trong những người ký lá thư ngỏ trên, nhược điểm lớn nhất của miễn dịch cộng đồng là sẽ làm tăng số lượng người nhiễm bệnh và tử vong. Nếu muốn miễn dịch cộng cồng xảy ra ở Anh, ít nhất 36 triệu người cần phải bị nhiễm bệnh và được chữa khỏi.

"Không thể đoán được điều này có ý nghĩa gì về sinh mạng con người, nhưng chúng tôi đang thận trọng khi nhìn vào việc hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người có thể tử vong do quá tải hệ thống y tế", ông Willem van Schaik nói.

Ngay sau đó, Bộ Y tế Anh đã phản bác lại lá thư của 229 nhà khoa học, nói rằng ý kiến của ông Sir Patrick Vallance đã bị hiểu sai. Ông Patrick Vallance và Cố vấn y tế trưởng Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, cho biết họ có ý định xây dựng một mô hình chiến lược để đối phó với dịch bệnh. 

Phát ngôn viên của Bộ Y tế Anh cho biết: "Miễn dịch cộng đồng không phải một phần trong kế hoạch của chúng tôi nhưng là sản phẩm tự nhiên của dịch bệnh. Mục đích của chúng tôi là cứu người, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và giảm áp lực lên hệ thống y tế. Mọi biện pháp của chúng tôi sẽ dựa trên những bằng chứng khoa học đúng đắn nhất. Nhận thức của chúng tôi về mức độ miễn dịch sẽ đảm bảo kế hoạch của chúng tôi hiệu quả và chính xác nhất có thể".

Hiện tại, Anh là quốc gia có cách tiếp cận với dịch Covid-19 khác hẳn với các quốc gia còn lại. Toàn bộ nước Ý đã phong tỏa từ hôm 10/3, Ba Lan chuẩn bị đóng cửa biên giới trong 2 tuần, Pháp đóng cửa mọi địa điểm công cộng không thiết yếu, còn Tây Ban Nha tuyên bố phong tỏa quốc gia trong 2 tuần. Tuy nhiên, Anh vẫn chưa áp dụng bất cứ biện pháp cứng rắn nào.

Nguồn vietnamnet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục