Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
3 hiểu lầm về tài sản bảo đảm khi vay thế chấp bạn nên biết!
Thứ năm: 09:37 ngày 14/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Khi nhắc tới vay thế chấp, nhiều người thường nghĩ ngay tới tài sản bảo đảm. Giá trị của tài sản bảo đảm càng lớn thì càng có nhiều khả năng được vay với hạn mức vay cao. Tuy nhiên, trong các giao dịch vay thế chấp, tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

Bài viết này sẽ giải đáp 3 hiểu lầm về tài sản bảo đảm và một số lời khuyên giúp bạn chuẩn bị đầy đủ cho hồ sơ vay ngân hàng với khả năng cao được phê duyệt khoản vay.

1. Ngân hàng phê duyệt khoản vay thế chấp dựa trên nhiều yếu tố bên cạnh tài sản bảo đảm

Đây là một hiểu lầm phổ biến đối với những người mới có ý định vay ngân hàng và bắt đầu tìm hiểu về vay thế chấp là gì.

Tuy nhiên, tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố để ngân hàng đưa ra quyết định phê duyệt khoản vay hay không. Vai trò của tài sản bảo đảm trong hợp đồng vay thế chấp nhằm cam kết cho việc bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ (tiền gốc và lãi) đầy đủ cho ngân hàng.

Ngoài tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ dựa vào các yếu tố như sau:

  • Nhu cầu vay vốn: Người vay cần chứng minh cho ngân hàng mục đích vay vốn hợp pháp, chính đáng.
  • Phương án sử dụng vốn: Người vay sẽ đưa một kế hoạch chi tiết, khả thi và hiệu quả để chứng tỏ tính nghiêm túc và khả năng quản lý tài chính của mình và đảm bảo trả nợ đúng hạn.
  • Khả năng tài chính để trả nợ: Người vay cần chứng minh bản thân có nguồn thu nhập ổn định và có khả năng chi trả tiền gốc và tiền lãi định kỳ.
  • Lịch sử tín dụng cá nhân: Người vay cần đảm bảo không có dư nợ xấu tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng phê duyệt khoản vay thế chấp dựa trên nhiều yếu tố bên cạnh tài sản bảo đảm.

2. Tài sản bảo đảm không chỉ có bất động sản

Nhà ở (nhà mặt đất, căn hộ), đất đai thường được sử dụng làm tài sản bảo đảm vì có giá trị cao và ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cung cấp giải pháp vay với điều kiện tài sản bảo đảm linh hoạt tuỳ theo chính sách vay.

Do đó, người vay có thể sử dụng các loại tài sản đảm bảo khác bên cạnh bất động sản, ví dụ:

  • Ô tô hình thành từ khoản vay;
  • Sổ (thẻ) tiết kiệm/tiết kiệm dạng tài khoản;
  • Tài khoản đầu tư (chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu…);
  • Vàng, đá quý;
  • Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị có giá trị;

3. Tài sản bảo đảm có giá trị càng lớn thì càng vay được nhiều tiền

Hạn mức vay thế chấp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: Mục đích vay, phương án sử dụng vốn vay, giá trị phương án vay, giá trị tài sản thế chấp, sản phẩm vay của ngân hàng theo từng thời kỳ, lịch sử tín dụng, khả năng thanh toán.

Như vậy, tài sản bảo đảm có giá trị càng lớn thì càng vay được nhiều tiền là một cách hiểu không đúng. Bởi vì, giá trị của tài sản bảo đảm chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định tới hạn mức cho vay của ngân hàng.

Hiện nay, hạn mức vay thế chấp sổ đỏ hoặc sổ hồng thường dao động từ giá trị tài sản đảm bảo tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Người có ý định vay thế chấp nên liên hệ tới ngân hàng mong muốn để nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu đúng về tài sản bảo và vai trò của yếu tố này trong giao dịch với ngân hàng. Bạn nên liên hệ tới ngân hàng mong muốn để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện quy trình vay thuận lợi, tỷ lệ được phê duyệt khoản vay với hạn mức như mong muốn.

Tin cùng chuyên mục