Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
5 thảo mộc 'đánh bay' mùi cơ thể
Thứ bảy: 08:55 ngày 28/04/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Những thảo mộc dân gian vốn làm gia vị cho món ăn thêm phần đậm đà hương vị và thơm ngát sau cũng có tác dụng giúp cơ thể tỏa hương quyến rũ.

Từ thời xa xưa, người phương Tây dù là giới quý tộc hay trong dân gian đã dùng các loại thảo mộc tự nhiên giúp cơ thể tỏa hương quyến rũ.

Một số thảo mộc dân gian thường dùng làm gia vị để đồ ăn tỏa hương thơm ngát và thêm phần thơm ngon, hấp dẫn sau cũng giúp đánh bay mùi cơ thể. Quế, hương thảo, cây thảo linh lăng, lúa mì mọc mầm hay ngải đắng là những bí quyết giúp cơ thể có mùi thơm dễ chịu.

Hương thảo (Rosemary)

Loại thảo mộc này có hương thơm tự nhiên nên đánh bay mùi cơ thể. Loại tinh dầu được chiết xuất từ loại hương thảo mộc này nhanh chóng chống lại bất kỳ loại mùi hôi nào xuất hiện trên cơ thể, bằng cách ức chế sự phát tán của các loại vi khuẩn gây mùi. 

Hương thảo là gia vị thường gặp để tăng hương vị cho các món nướng.

Ngoài ra, các hợp chất tinh dầu bạc hà và hợp chất diệp lục giúp đánh bay mùi hôi và lưu lại hương thơm bền lâu trên cơ thể.

Uống 2 cốc nước lá hương thảo tươi hoặc khô mỗi ngày.

Cách làm

Đổ ½ muỗng hương thảo vào cốc nước nóng, hãm trong 5 phút. Sau đó, bạn bỏ bã ra lấy nước uống.

Hoặc, bạn cũng có thể trộn 8 đến 10 giọt tinh dầu hương thảo với 30 ml nước rồi thoa lên vùng da nhiều mồ hôi. Nên thực hiện 2 đến 3 lần/ngày.

Lưu ý: Nếu dùng loại thảo dược này gây tác dụng phụ, kích ứng cho da thì không nên dùng.

Cây ngải đắng (sage)

Ngải đắng là loại thảo mộc mang lại hương thơm tự nhiên dễ chịu cho cơ thể nhờ các hợp chất thơm như diosmetin, apigenin và luteolin. Còn tính chất kháng khuẩn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho da, do đó có thể đánh bay mùi cơ thể.

Giống như tính chất của cà chua, ngải tím cũng có tác dụng hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, cải thiện sức khỏe răng miệng.

Nên uống trà ngải tím 1 đến 2 lần/ngày

Công thức: Ngâm 1 thìa ngải tím khô hoặc ngải tươi trong 1 cốc nước nóng khoảng 5 phút.

Hoa ngải tím.

Trước khi uống nên cho thêm ít nước cốt chanh

Ngoài ra, với công thức ngâm 2 muỗng ngải tím với 4 cốc nước nóng trong 10 phút, sử dụng với giải pháp làm mát, bằng cách dùng nước trà ngải tím này rửa sạch lên vùng da nhiều mồ hôi.

Chú ý: Đối với những bà mẹ mang thai hay cho con bú không dùng loại thảo mộc này. Còn với người bình thường thì không nên dùng ngải tím với số lượng lớn vì có thể gây ra triệu chứng chóng mặt.

Quế 

Quế được biết đến với tác dụng giúp hơi thở thơm tho, lưu lại hương thơm trên cơ thể.

Tinh dầu quế giúp chống lại chứng hôi miệng nhờ khả năng giảm số lượng vi khuẩn trong miệng.

Nên uống trà quế ít nhất 1 lần/ngày. 

Quế đánh bay mùi hôi miệng.

Cách làm: Ngâm 1 thanh quế trong nước nóng khoảng 10 phút. Để nguội rồi uống. Uống trà quế còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đồng thời, nước trà quế để nguội được dùng làm nước súc miệng có tác dụng đánh bay mùi hôi miệng ngay tức thì. 

Cây thảo linh lăng (fenugreek)

Thêm một loại thảo dược khác mang lại hương thơm cho cơ thể là thảo linh lăng. Hạt và lá của thảo linh lăng có khả năng đánh bay mùi cơ thể, thông qua việc loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Không những vậy, thảo linh lăng còn cân bằng các loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thực vật, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giúp cơ thể thơm tho.

Ngoài ra, thảo linh lăng còn có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng hôi miệng do nhiễm viêm chảy. 

Cây và hạt thảo linh lăng (fenugreek).

Cách thực hiện: Ngâm 1 thìa thảo linh lăng non trong cốc nước để qua đêm. Đến sáng, bạn có thể nhai thảo linh lăng đã ngâm với nước sẽ mang lại hương thơm tự nhiên cho cơ thể suốt ngày dài.

Bạn có thể uống 1 đến 2 cốc nước trà thảo linh lăng mỗi ngày.

Cách làm rất đơn giản: Bạn chỉ cần luộc 1 thìa thảo linh lăng non, bạn lọc lấy nước để uống 2 lần/ngày.

Cỏ lúa mì/mầm lúa mì/lúa mì mọc mầm (Wheat grass)

Cỏ lúa mì chính là mầm mọc lên từ hạt lúa mì. Hợp chất diệp lục trong cỏ lúa mì rất đa dạng. Đây là hợp chất có hương thơm tự nhiên đánh bay được mùi cơ thể.

Cỏ lúa mì giúp cơ thể giảm bài tiết nhiều mồ hôi thông qua việc cân bằng axit và chất độc trong máu – nguyên nhân gây nhiều mồ hôi. 

Mầm lúa mì mọc từ hạt.

Một đặc điểm khác là cỏ lúa mì rất giàu vitamin B cùng các dưỡng chất thiết yếu khác có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Công thức: Trộn 2 thìa nước ép cỏ lúa mì và 1 cốc nước. Bạn nhớ uống vào buổi sáng, lúc đói. Thực hiện thói quen này hàng ngày.

Lưu ý: Vì cỏ lúa mì là một loại thảo dược có hương vị mạnh, do đó mà có một số người quá mẫn cảm có thể bị nôn khi mới sử dụng.

Một số lời khuyên khác

Tránh sử dụng một số loại thực phẩm gây mùi mạnh cho cơ thể như hành, tỏi

Không nên dùng các loại sản phẩm có thành phần lưu huỳnh cao

Hạn chế ăn các loại thức ăn như thịt đỏ, uống đồ uống có cồn, những thực phẩm có hương vị nhân tạo, và đồ ăn nhanh. Vì những sản phẩm này chứa nhiều độc tố được đào thải theo đường mồ hôi là nguyên nhân gây mùi khó chịu cho cơ thể.

Nên ăn các loại rau, củ, quả, trái cây để giải độc cơ thể và kiểm soát mùi cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa sự tích tụ các độc tố trong cơ thể.

Tắm ít nhất 1 lần/ngày

Luôn giặt quần áo ngay khi thay

Không nên đi giày quá chặt và không nên đi giày suốt thời gian dài.

Càng giữ cơ thể khô thoáng càng tốt

Lựa chọn trang phục vải cotton tốt hơn các chất liệu vải sợi tổng hợp sẽ tránh mồ hôi và ẩm ướt.

Nguồn vietnamnet

Tin cùng chuyên mục