Vậy sự
giảm tốc độ này là do đâu? Bạn có thể nghe nói một số thiết bị điện tử gia đình
như lò vi sóng và điện thoại không dây gây cản trở truyền Wi-Fi. Để tìm ra sự
thực từ những giả thuyết, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và tham khảo ý kiến
của chuyên gia Nandan Kalle của hãng sản xuất định tuyến Belkin.
1. Kẻ thù
số 1: Mạng Wi-Fi nhà hàng xóm
“Theo tôi
nguồn gây cản trở lớn nhất cho hầu hết mọi người là mạng Wi-Fi của hàng xóm",
ông Kalle phát biểu. Vấn đề là hầu hết các thiết bị Wi-Fi hiện nay hoạt động
trên dải tần 2.4GHz. Ông Kalle nói thêm, “về cơ bản có ba kênh không trùng nhau.
Tôi luôn ví đó như một con đường với ba làn xe vô cùng chật chội”
Nếu bạn
sử dụng một định tuyến 2.4GHz và sống giữa khu vực đông dân cư, mạng Wi-Fi của
hàng xóm có thể cản trở, làm giảm chất lượng truyền và vùng truyền của mạng
không dây nhà bạn.
Giải
pháp: Hãy mua định tuyến băng tần kép đồng thời hỗ trợ dải tần 2.4GHz và 5 GHz.
Trong khi bạn cần dải tần 2.4GHz để hỗ trợ các thiết bị Wi-Fi cũ, dải tần 5GHz
“giống như một đại lộ có 11 làn đường chưa từng ai nghe đến”, ông Kalle gợi ý.
Các thiết
bị mới, bao gồm các máy tính bảng như iPad của Apple và Motorola Xoom, tivi kết
nối Internet được cài sẵn Wi-Fi, các thiết bị chơi game cầm tay (game console)
và laptop... đều hỗ trợ băng tần kép. Các thiết bị này chạy trên dải tần 5GHz.
Chúng có thể tận dụng con đường thông thoáng đó và điều này thực sự giúp ích.
Điều quan
trọng là bạn cần có một định tuyến hỗ trợ đồng thời 2.4GHz và 5GHz như Cisco
Linksys E2500 với giá 100 USD. Một số loại định tuyến băng tần kép cũ hơn chỉ
cho phép một dải tần một lúc. Đó là lý do nếu bạn có các thiết bị Wi-Fi cũ hơn
(hầu hết mọi người dùng loại này), vì phải để định tuyến ở dải tần 2.4GHz, bạn
sẽ không thể được hưởng lợi ích từ 5GHz”
Khi bạn
tìm mua một chiếc định tuyến mới, một thiết bị 802. 11n MIMO băng tần kép thường
có nhãn “N600”. Chữ “N” có nghĩa là 802.11n, tiêu chuẩn Wi-Fi quốc tế thông qua
năm 2009. Công nghệ MIMO (multiple input, multiple output) cung cấp dải tần rộng
hơn nhờ sử dụng nhiều ăng ten để truyền và nhận dữ liệu. Và “600” có nghĩa là
hai dải tần, mỗi dải tần đạt tốc độ 300 megabit/giây.
2. Các
thiết bị điện tử gia đình
Hầu hết
các vấn đề do điện thoại không dây và lò vi sóng đều liên quan tới các sản phẩm
sử dụng dải tần 2.4GHz. Trên thực tế, nhiều thiết bị không dây hoạt động tại dải
tần 900MHz và không gây trở ngại cho mạng Wi-Fi. Tuy nhiên, một số máy lại ở
2.4GHz có thể cản trở các loại định tuyến 802.11n băng tần đơn hoặc 802.11g.
Các hệ
thống điện thoại không dây mới hơn như Panasonic KX-TG6545B (140 USD) sử dụng
công nghệ DECT 6.0 và dải tần 1.9GHz, chứ không phải 2.4GHz hay 5.8GHz.
3. Các
thiết bị Bluetooth
Các thiết
bị Bluetooth có thể cản trở mạng Wi-Fi nhưng đó đã là chuyện của mấy năm trước
đây.
Kalle cho
biết “trong suốt vài năm trước, các hãng sản xuất Bluetooth và Wi-Fi đã thực
hiện các kĩ thuật cụ thể để giảm thiểu sự cản trở này.”
Giải
pháp: “Hầu hết mọi người đều thay điện thoại hai năm một lần, vì thế trừ khi bạn
có một chiếc điện thoại hay một thiết bị Bluetooth quá cũ, còn không thì
Bluetooth không thể làm cản trở Wi-Fi được”.
4. Con
người
Chắc hẳn
bạn đã từng được dạy ở trường rằng cơ thể người chiếm đa phần là nước, khoảng từ
45% đến 75% tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe mỗi người. Nước cũng có thể cản
trở tốc độ Wi-Fi.
Ông Kalle
đưa ra ví dụ “nếu bạn đang dự tiệc trong một căn phòng chật ních người. Điều đó
thực sự có thể ảnh hưởng tới tín hiệu Wi-Fi nhưng đó không phải vấn đề lớn. Khi
chúng ta thử nghiệm Wi-Fi trong phòng thí nghiệm và cố gắng thu được kết quả
chính xác nhất, chúng ta phải đảm bảo là chúng ta không đứng chắn trước ăng ten,
vì chúng ta sẽ ảnh hưởng nhẹ tới chất lượng truyền”. Đúng là cơ thể con người có
thể ảnh hưởng tới tốc độ truyền Wi-Fi nhưng thường không đáng kể đển mức khiến
người dùng để ý.
Giải
pháp: Vì thế bạn đừng lo lắng quá nhiều về tác động của cơ thể con người. Và sẽ
không phải là lựa chọn khôn ngoan khi xa lánh cộng đồng chỉ để có được chất
lượng Wi-Fi tốt hơn chút xíu.
5. Các
thiết đặt bảo mật
Với các
loại định tuyến rẻ tiền, chế độ thiết đặt bảo mật cao có thể tác động vừa phải
tới chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên tắt hết
các chế độ bảo mật, hoặc giảm chế độ bảo vệ.
Trong
những năm gần đây, các giao thức WPA (Wireless Protected Access - Truy cập Wi-Fi
được bảo vệ) và WPA2 đã thay thế cho giao thức WEP (Wireless Encryption Protocol
– Giao thức Mã hóa Wi – Fi) kém an toàn hơn. Trên các loại định tuyến rẻ tiền,
việc nâng cấp lên WPA có thể cản trở hoạt động một chút. Ngược lại, các thiết bị
mạnh nói chung thường có phần cứng được thiết kế đặc biệt cho mã hóa WPA và
WPA2. Vì vậy, các giao thức bảo mật mạnh hơn không thể làm chậm tốc độc
Wi-Fi trên những định tuyến có giá bán cao.
Giải
pháp: Kalle nhấn mạnh tầm quan trọng của mã hóa định tuyến. ”Bạn thường xuyên
nghe nói về nạn trộm cắp dữ liệu, và ngày nay việc thiết đặt bảo mật lại rất dễ
dàng.” Vì các loại định tuyến hiện nay có chế độ bảo mật kích hoạt sẵn, người
dùng không phải lo ngại về việc cấu hình. Nhưng đừng tắt mã mã hóa, thậm chí nếu
việc đó có thể làm tăng tốc độ Wi-Fi lên một chút.
6.
Firmware cũ
Tại sao
cần nâng cấp firmware cho định tuyến? Đó là để cải thiện chất lượng hoạt động và
đôi khi một hoặc hai chức năng mới.
“Bất cứ
khi nào bạn gặp sự cố, hãy kiểm tra xem firmware của bạn có ổn không. Đôi khi
firmware có lỗi và các hãng sản xuất đã có bản vá lỗi rồi”
Giải
pháp: Hãy thường xuyên cập nhật firmware. Với các thiết bị cũ, bạn cần truy cập
vào trang quản trị định tuyến – thường là qua trình duyệt web – để kiểm tra cập
nhật, quy trình này khá dễ dàng. “Định tuyến của chúng tôi có một ứng dụng gần
giống như iTunes, thông báo cho bạn bất cứ khi nào có firmware mới. Người dùng
có thể cập nhật chỉ bằng cách bấm nút.”
Mặc dù
hoạt động của những chiếc định tuyến có vẻ bí ẩn, nhưng những lời khuyên đơn
giản này có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc giữ cho mạng Wi-Fi tại nhà
hoạt động được ổn định.
H.T (Theo PCWorld)