Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
7 loại thuốc không nên uống trước khi vận động mạnh
Thứ năm: 19:05 ngày 27/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Thuốc cao huyết áp, cảm lạnh, hạ đường huyết... nếu uống trước khi vận động sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hầu hết chúng ta chỉ để ý tới việc uống thuốc trước hay sau bữa ăn mà không nghĩ rằng thuốc cũng liên quan mật thiết đến vận động cơ thể. Dưới đây là những loại thuốc tuyệt đối không nên sử dụng trước khi vận động mạnh, theo People.

Thuốc cảm lạnh

Các thuốc cảm như Paracetamol và Edpherine đều có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Liều càng cao, khả năng kích thích hệ thần kinh càng tăng lên. Nếu kết hợp với vận động mạnh có thể dẫn đến các hiện tượng như tăng nhịp tim, tim đập mạnh, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Thuốc chống cao huyết áp

Khi vận động, cơ thể con người cần lượng máu lớn để cung cấp cho các cơ vận động và não. Nếu sau khi uống thuốc hạ huyết áp mà vận động luôn hoặc thời gian chờ quá ngắn, cơ thể sẽ dễ bị thiếu máu và ngất xỉu.

Một số thuốc hạ huyết áp còn có tác dụng lợi tiểu, nếu vận động mạnh ngay sau khi uống sẽ dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải. Vài loại thuốc hạ huyết áp như Propranolol làm giảm nhịp tim nên khiến người trở nên mệt mỏi, hô hấp không đều.

Ảnh: XNC.

Một số loại thuốc hạ mỡ máu

Việc dùng thuốc hạ mỡ máu trước khi vận động có thể gây teo cơ vân, dẫn đến suy thận cấp tính. 

Thuốc hạ đường huyết

Sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin trước khi vận động mạnh khiến tuần hoàn máu tăng nhanh, giảm quá trình hấp thụ thuốc và làm tăng đường huyết.

Thuốc chống dị ứng

Các loại thuốc chống dị ứng có thể làm cho cơ thể bị nóng lên. Dùng thuốc chống dị ứng rồi vận động mạnh dễ gây rối loạn chức năng điều hòa nhiệt, gây ra đột quỵ do nhiệt.

Thuốc kháng viêm

Uống thuốc kháng viêm có thể giúp ức chế cơn đau khi tập thể dục nhưng nếu dùng ngay trước lúc vận động sẽ gây tổn thương thành dạ dày.

Thuốc giảm đau dạ dày

Atropine sulfate, Anisodamine, Metoclopramide... thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày nhưng gây khô miệng, buồn ngủ, mất tập trung, từ đó làm giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ chấn thương.

Nguồn VNE

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục