So tháng 12.2010, tức là sau 8 tháng, chỉ số lạm phát tăng 15,84% (tương ứng năm 2010 tăng 4,61%).
Cục Thống kê Tây Ninh cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,54% so tháng 7 (tương ứng chỉ số này năm 2010 giảm 0,16%). Như vậy xu hướng chỉ số giá tiêu dùng tháng sau so tháng trước giảm trong những tháng gần đây: Tháng 6 tăng 0,87%; tháng 7 tăng 0,78%; và tháng 8 tăng 0,54%). Tuy nhiên có nhiều mặt hàng, nhóm hàng đứng giá ở mức cao. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng trong tháng 8, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá giảm 0,07% so tháng 7 (trong nhóm này chỉ số giá: Lương thực tăng 0,54%; thực phẩm giảm 0,29%, trong đó giá thịt heo, thịt gia cầm… giảm từ 1,43 đến 1,61%… và ăn uống ngoài gia đình có chỉ số 100%). Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%; nhóm giáo dục, nhóm may mặc mũ nón giày dép, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng từ 0,17 đến 0,33%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; văn hoá, giải trí và du lịch chỉ số giá tăng 0,63 đến 0,74%. Chỉ số giá tăng từ 1,3 đến 34% gồm có các nhóm: Đồ uống và thuốc lá; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; hàng hoá dịch vụ khác. Riêng nhóm bưu chính viễn thông chỉ số giá giảm 0,06% so tháng 7.
So tháng 12.2010, tức là sau 8 tháng, chỉ số lạm phát tăng 15,84% (tương ứng năm 2010 tăng 4,61%). Tăng tập trung và cao nhất là các nhóm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; ăn uống ngoài gia đình tăng từ 20,49 đến 23,7%. Bưu chính viễn thông giảm 1,78%, các nhóm hàng còn lại chỉ số giá có tăng nhưng không đáng kể.
Do ảnh hưởng giá vàng, giá đô la Mỹ trên thế giới, giá vàng, giá đô la Mỹ biến động tăng. Tháng 8.2011: Giá vàng bình quân 4,224 triệu đồng/chỉ, tăng 9,94% so tháng trước; giá USD tăng 0,65% so tháng trước. 8 tháng đầu năm: Chỉ số giá vàng tăng 18,6%; chỉ số giá USD tăng 5,7%.
V.D.Q