Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
9 lời khuyên để giảm stress
Thứ tư: 14:45 ngày 25/07/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Thật tốt khi bạn có mục tiêu để nỗ lực, nhưng gây quá nhiều áp lực lên chính bản thân mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Với cuộc sống hiện đại và phát triển ngày nay, con người phải đối mặt với hàng loạt những căng thẳng mà cơ thể chúng ta phải gồng lên phản ứng lại và cứ thế theo thời gian, căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của chúng ta.

Thực hiện những mẹo dưới đây, bạn sẽ thấy tâm trí và cơ thể thoải mái.

Xác định nguyên nhân gây stress

Một thực tế khó chấp nhận đó là căng thẳng sẽ luôn tồn tại. Hãy xác định một cách chính xác các yếu tố gây căng thẳng cho mình hoặc các nguyên nhân gây nên căng thẳng để từ đó giúp bạn kiểm soát nó.

Hãy nhìn vào mọi mặt trong cuộc sống của mình, chẳng hạn như: công việc, tài chính, các mối quan hệ cá nhân… Nếu có mặt nào đó gặp khó khăn, để giảm căng thẳng mà bạn có nguy cơ phải đối mặt, hãy giải quyết từ từ từng bước một và tìm hiểu xem liệu bạn có thể tránh được căng thẳng ở mức tối đa nhất. Công việc, gia đình và tài chính luôn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của bạn, nhưng bạn có thể thay đổi để tìm cách đối phó với những khó khăn bạn gặp phải.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn cần phải có nhiều lý do để lên lịch tập thể dục cho bản thân, hãy nhớ rằng hoạt động thể lực có thể giúp giảm căng thẳng. Tập thể dục thường xuyên có thể làm tốt lên tâm trạng của bạn, tăng cân và giúp bạn ngủ ngon giấc.

Tập thể dục thường xuyên có thể làm tốt lên tâm trạng của bạn.

Đối với người lớn tuổi, theo lời khuyên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC),  hãy dành 150 phút hoạt động với cường độ trung bình mỗi tuần cho luyện khí hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cơ ít nhất hai lần một tuần. Nếu điều đó quá sức, hãy giảm thời gian tập thể dục xuống 30 phút.

Thỉnh thoảng khóc lên

Một số nghiên cứu cho thấy rằng đôi khi tiếng khóc có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Việc giải phóng căng thẳng bị dồn nén qua giọt nước mắt cũng giống như rửa sạch bảng màu cảm xúc của bạn một cách sạch sẽ. Khóc thậm chí có thể kích thích cơ thể sản xuất endorphins, loại hormone giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Vì vậy, đừng cố ngăn cản nước mắt nếu bạn cảm thấy rất căng thẳng và muốn giải toả bằng cách khóc thật to.

Học cách không hoàn hảo

Thật tốt khi bạn có mục tiêu để nỗ lực, nhưng gây quá nhiều áp lực lên chính bản thân mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bạn. Luôn kỳ vọng một cách không thực tế và đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo nhiều khi sẽ gây thất bại và căng thẳng cho bạn.

Cố gắng làm quen với suy nghĩ rằng không có điều gì là hoàn hảo. Sau đó, buông bỏ bớt nhu cầu của bạn để đạt được nó. Cố gắng thiết lập cho mình những mục tiêu thực tế và khả thi chứ đừng quá kỳ vọng, biết chấp nhận sai sót và học hỏi từ những sai lầm của bạn. Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều này.

Dành thời gian cho bản thân

Bạn có một đống hóa đơn phải thanh toán, phải giặt ngay quần áo hoặc chuẩn bị sơ chế các món ăn… Chắc chắn bạn phải làm rồi. Nhưng bạn có thể không còn đủ năng lượng hoặc sự nhiệt tình để tiến hành bất cứ điều gì trong danh sách việc cần làm của bạn nếu bạn không dành cho mình thời gian tự phục hồi bản thân.

Cho dù chỉ là 5 phút thiền để bắt đầu cho một ngày mới, một khoảng thời gian ngâm mình trong bồn tắm làm dịu cơ thể, hoặc chỉ đơn giản là đi bộ 30 phút…, điều quan trọng là dành thời gian cho chính mình. Lên lịch cho điều này trong lịch trình công việc dày đặc của bạn và đặt chế độ ưu tiên cho nó.

Viết nhật ký

Nhật ký có thể giúp bạn bình tĩnh và khống chế được hàng loạt cảm xúc như tức giận, buồn bã và mất mát. Viết về những cảm xúc của bạn thậm chí có thể giúp bạn chữa khỏi những căng thẳng và chấn thương tâm lý.

Nhật ký có thể giúp bạn bình tĩnh và khống chế được cảm xúc.

Thay vì chỉ đơn giản là đưa thông tin về cảm xúc của bạn trong nhật ký, điều quan trọng là phải tìm kiếm ý nghĩa thông qua kinh nghiệm bản thân bạn đã trải qua. Ví dụ, tự hỏi mình những gì bạn đã học được hoặc làm thế nào mà bạn đã thay đổi được suy nghĩ sau một tình huống khó khăn.

Uống đủ nước

Kiểm soát căng thẳng bằng cách uống nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng để giữ cho bạn tỉnh táo và chống lại sự mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy mất tập trung và cáu kỉnh, bạn có thể làm việc ít năng suất hơn và căng thẳng hơn đối với một ngày làm việc.

Kiểm soát căng thẳng bằng cách uống nước.

Để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh, tâm trí bạn bớt căng thẳng, đừng chờ đợi cho đến khi miệng bạn khô đi mới uống nước. Nam giới nên uống khoảng 13 ly nước mỗi ngày và 9 ly nếu bạn là phụ nữ, tương đương khoảng 3 lít cho nam giới và 2,2 lít cho phụ nữ.

Biết từ chối

Việc có quá nhiều việc xếp chồng lên nhau có thể dẫn đến tình trạng quá tải khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Xem xét từng yêu cầu và công việc một cách cẩn thận trước khi chấp nhận nó. Chỉ nói “có” với nhiều thứ mà bạn có thể và sẵn sàng để xử lý mà không đặt sức khoẻ tinh thần, thể chất của bạn vào vùng có nguy cơ bị quá tải và tổn thương. Nếu không thể, lịch sự nói "không" cho phần còn lại.

Để đối phó với căng thẳng, hãy:

-         Cười mỗi ngày

-         Giảm chất kích thích

-         Thực hành kỹ thuật thư giãn, như nhịp thở và thiền

-         Nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình

Nếu căng thẳng ở mức ảnh hưởng đến khả năng đối phó với cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu. Họ có thể tư vấn thay đổi lối sống, kê đơn thuốc hoặc các chiến lược khác để giúp bạn có được một cảm giác thư giãn và kiểm soát.

Nguồn SKĐS (theo Health)

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục