Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ấn Độ và Trung Quốc hoàn tất rút quân khỏi khu vực tranh chấp
Thứ hai: 09:48 ngày 22/02/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tại vòng đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10 hôm 20/2, Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh giá tích cực về việc hoàn tất suôn sẻ quá trình rút lực lượng tiền tuyến khỏi khu vực Hồ Pangong.


Đoàn xe quân sự của Ấn Độ di chuyển dọc cao tốc Srinagar-Leh, biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày 29/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ấn Độ ngày 21/2 xác nhận các binh sỹ của nước này và Trung Quốc đã hoàn tất quá trình rút quân khỏi khu vực hồ tranh chấp ở phía Tây dãy Himalaya sau nhiều tháng leo thang căng thẳng.

Tuyên bố chung của Bộ Quốc phòng Ấn Độ và phía Trung Quốc cho biết tại vòng đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10 hôm 20/2, “2 bên đã đánh giá tích cực về việc hoàn tất suôn sẻ quá trình rút lực lượng tiền tuyến khỏi khu vực Hồ Pangong."

Tuyên bố khẳng định động thái trên là một “bước tiến quan trọng” mang lại điểm khởi đầu tốt đẹp cho giải pháp giải quyết những tranh chấp khác ở khu vực phía Tây của biên giới tranh chấp này.

New Delhi và Bắc Kinh nêu rõ: “Hai bên đã nhất trí tiếp tục giao thiệp và đối thoại, ổn định và kiểm soát tình hình trên thực địa, đồng thời thúc đẩy một giải pháp mà 2 bên có thể chấp nhận được đối với những vấn đề còn tồn đọng."

Ngoài bờ Bắc và bờ Nam của hồ Pangong, các điểm xung đột khác giữa hai nước tại Đông Ladakh bao gồm PP15 ở Hot Springs, PP17A ở Gogra Post, PP14 ở Thung lũng Galwan và Đồng bằng Depsang ở xa về phía Bắc nơi quân đội Trung Quốc từng chặn binh lính Ấn Độ tại một địa điểm được gọi là Bottleneck (Nút thắt cổ chai), ngăn họ tiếp cận các điểm tuần tra truyền thống.

Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang trở lại hồi đầu tháng 5 năm ngoái trong bối cảnh hai bên tăng cường thêm hàng nghìn binh sỹ và nhiều vũ khí hạng nặng tại biên giới.

Suốt hơn 80 năm qua, hai nước vẫn luôn mâu thuẫn về tuyến biên giới dài gần 3.500km dọc dãy Himalaya và đụng độ vẫn thường xảy ra do các tuyên bố chồng lấn.

Hơn 20 vòng đàm phán vẫn chưa thể đưa hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đi đến đồng thuận về vấn đề biên giới./.

Nguồn TTXVN/Vietnam+

Tin cùng chuyên mục