Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ăn nhiều muối đã được mình chứng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị của nhiều bệnh. Lượng muối quá nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
Trong đó bao gồm là các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ), các bệnh thận (suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận ) và một số bệnh không lây nhiễm khác.
Theo WHO, mỗi năm có khoảng 4,1 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan ăn thừa muối nên đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gam muối mỗi ngày.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015, mức tiêu thụ muối trung bình gần gấp đôi lượng khuyến cáo. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trên, mọi người, đặc biệt là người mắc các bệnh mạn tính có yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa muối, cần phải giảm khoảng ½ lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
Mỗi năm có khoảng 4,1 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan ăn thừa muối.
Tác hại ăn nhiều muối trên một số bệnh
Tuy nhiên thực tế, nhiều người lại có thói quen ăn vượt mức chỉ số nêu trên rất nhiều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
– Bệnh cao huyết áp: Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến;
– Bệnh tim mạch: Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái sẽ phì đại rồi dẫn đến suy tim.
– Bệnh thận: Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy chức năng nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn hoặc chậm lại quá trình suy giảm. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
– Bệnh xương khớp: Ăn muối nhiều, uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi và chất khoáng qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
– Bệnh tiêu hóa: Dùng muối nhiều hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày so với người ăn khẩu vị bình thường.
Ăn muối cần biết 8 điều nên và không nên để phòng bệnh
Nên:
1. Nên ăn thực phẩm tươi sống, nêm ít muối, chấm ít muối.
2. Nên chế biến thực phẩm dạng luộc hấp chính, hạn chế các món xào kho chứa nhiều gia vị
3. Nên pha loãng nước chấm trong bữa ăn, chấm nhẹ tay. Dần dần nên bỏ thói quen sử dụng nước chấm thêm trong bữa ăn.
4. Nên chọn loại nước mắm nhiều đạm, ít muối để ăn;
5. Nên chấm nhẹ khi ăn nước mắm;
6. Nên nấu ăn nhạt hơn một chút dần dần tập thói quen cho cả nhà và tuyệt đối không nêm muối quá mức cần thiết;
7. Nên rửa qua trước khi nấu đối với thực phẩm đã ướp sẵn gia vị;
8. Nên dùng một số loại gia vị khác để làm tăng độ hấp dẫn của món ăn như hạt tiêu, tỏi ớt, thay cho việc sử dụng muối.
Không nên:
1. Không nên để thêm lọ muối, nước mắm trên bàn ăn đề phòng cảm giác “thèm ăn mặn” và tiện tay lấy sử dụng;
2. Không nên dùng nước mắm cốt mặn vì có hàm lượng muối cao, nên dùng nước mắm pha loãng.
3. Không nên cho gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau.
4. Không nên chấm ngập, không chan nước mắm vào cơm để góp phần hạn chế muối;
5. Không nên chấm muối khi ăn trái cây
6. Không nên ăn hết nước dùng của bún phở vì để hạn chế lượng muối
7. Hạn chế cho muối khi chế biến đồ thuỷ hải sản từ biển vì đã có sẵn hàm lượng muối cao.
8. Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp sẵn: đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối (muối sả, muối vừng, muối lạc,…).
Số lượng muối cơ thể cần trong 1 ngày
Lượng muối trong cơ thể một người bao nhiêu là đủ? Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, để giữ lượng muối trong cơ thể ổn định mỗi người cần:
Người lớn: 5g/ngày;
Từ 14-17 tuổi: 4,5g/ngày;
Từ 11-13 tuổi: 3g/ngày;
Từ 7-10 tuổi: 2,5g/ngày;
Từ 4-6 tuổi: 2,3g/ngày.
Nguồn SK&ĐS