Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
ATK in dấu lịch sử
Thứ bảy: 06:36 ngày 29/10/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Tân Trào là nơi gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm

Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện.

Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng…

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng tại làng Tân Lập vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván. Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định chủ trương và thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, 10 chính sách lớn của Việt minh quy định Quốc kỳ, Quốc ca và cử ra Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng cây đa này, chiều 16/8/1945 quân giải phóng Việt Nam đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, Đây là điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ trên đường Người đến Tân Trào. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu cả nước về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Lán Nà Lừa cách thôn Tân Lập (Tân Trào) 500 m về phía đông được dựng bằng tre lá, theo kiểu nửa nhà sàn, trong lán có bàn bằng nứa, có phên lát sàn, đầu lán có hòn đá to dùng để đặt bếp. Đây là nơi làm việc của Bác Hồ từ tháng 6 đến tháng 8/1945. Tại đây, ngày 04/6/1945 Bác đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng từ 13 đến 15/8/1945 và Quốc dân Đại hội ngày 16/8/1945.

Hang Bòng cách không xa Hồng Thái, Tân Trào là nơi làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ ở Việt Bắc thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Từ năm 1950 - 1951, Bác Hồ ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (2/1951)

Một số hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được nhân dịp đoàn Báo Tây Ninh về thăm Thủ đô gió ngàn, ATK in dấu lịch sử:

Lán Nà Lừa là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc từ ngày 21-5-1945 đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công

Tranh thủ mua quà lưu niệm trong khu di tích

Củ nghiến chữa bệnh tê khớp chân tay, đau lưng…cũng có bán tại khu di tích

Chụp ảnh lưu niệm bên Cây đa Tân Trào

Đình Tân Trào

Hòn đá thề - Nơi Bác Hồ đọc lời thề quyết tâm giành độc lập cho dân tộcViệt Nam

Dâng lên Bác tình cảm của những người con miền Nam

Lưu lại cảm xúc

Đặc sản nơi chiến khu xưa

Tay bắt mặt mừng

Trẻ em bên cây đa nghìn năm tuổi

Thăm Di tícdh lịch sử Tỉn Keo

Cây dâm bụt đã giúp Bác vơi đi nổi nhớ quê hương

Cụ Ma Thị Tôm kể lại những câu chuyện năm nào thời cụ được làm “hàng xóm của Bác Hồ” cho đoàn Báo Tây Ninh nghe

Nơi đây, ngày 21.4.1950 Hội Nhà báo Việt Nam đã ra đời

Hữu Thiện

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh