Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Australia xem xét việc cắt giảm “dân số” lạc đà
Thứ hai: 03:22 ngày 10/08/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hàng ngàn lạc đà hoang dã sinh sống ở vùng Outback xa xôi hẻo lánh tại Australia đang đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ, nhằm giảm bớt “dân số” của loài động vật được cho là hại nhiều hơn lợi.

Hàng ngàn lạc đà hoang dã sinh sống ở vùng Outback xa xôi hẻo lánh tại Australia đang đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ, nhằm giảm bớt “dân số” của loài động vật được cho là hại nhiều hơn lợi.

Được các nhà thám hiểm mang đến Australia từ những năm 1840 để vượt qua sa mạc khám phá vùng đất mới, đến nay đã sinh sôi khoảng 1 triệu con, và cứ 9 năm “dân số” của loài động vật có bướu này lại tăng gấp đôi lên. Từ loài động vật nuôi, dùng làm phương tiện vận chuyển hết sức hữu dụng, lạc đà trở thành thảm hoạ vì thói háu ăn, tranh giành thức ăn với cừu và các loại gia súc, tàn phá thảm thực vật, khi trở thành động vật hoang dã chúng lại “tấn công” vào những làng mạc để tìm nước uống, khiến không ít người sợ vãi linh hồn vì xộc vào cả phòng tắm, cắn xé ống dẫn.

Từ động vật nuôi, lạc đà trở thành động vật hoang dã và "dân số" lên đến khoảng 1 triệu con ở Australia

Tháng 7 vừa qua, chính quyền liên bang đã lên ngân sách khoảng 19 triệu AUD (16 triệu USD) dành chi cho một chương trình cắt giảm “dân số” lạc đà. Các nhà hoạch định chương trình dự kiến sẽ tổ chức những chuyến đi săn hoặc dùng trực thăng chở những tay súng thiện xạ để bắn hạ và đưa lạc đà vào danh mục “đặc sản”. Cách đây 5 năm, Mỹ cũng đã triển khai một chương trình kiểm soát dã thú trên không, sử dụng trực thăng bắn hạ hơn 800 con chó sói ở Alaska. Chương trình này đã bị các tổ chức bảo vệ động vật chỉ trích kịch liệt.

Glenn Edwards, thành viên nhóm phác thảo chương trình cắt giảm lạc đà của chính phủ Australia cho biết, cần phải diệt 2/3 “dân số” của loài động vật này, tức gần 700.000 lạc đà sẽ đối mặt với nguy cơ bị giết, để giảm bớt thiệt hại môi trường thiên nhiên.

Tuy nhiên, không ít người đã phản đối chương trình này. Nhà xuất khẩu lạc đà Paddy McHugh cho rằng, chính phủ Australia chỉ phí tiền, vì cứ theo tốc độ sinh sản của lạc đà, thì 15 năm tới, lại phải chi thêm 20 triệu AUD. Theo McHugh, sinh lợi nhất vẫn là bắt lạc đà bán ra nước ngoài, sử dụng chúng vào các dịch vụ du lịch và chế biến thực phẩm.

Đ.H.T

(Theo AP)

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục