Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ba không khi ăn cơm
Thứ bảy: 10:41 ngày 07/09/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Một số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu.

Không ăn gạo trắng bóc

Gạo là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, đặc biệt là B1 tốt cho hệ thần kinh, tim và B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. 

Sau quá trình xay xát kỹ, gạo có màu trắng tinh, đẹp mắt, thu hút người mua. Tuy nhiên, theo Science Direct, khi đó, gạo đã mất đi lượng lớn vitamin B1, B2 (lên tới 80%). Ngoài ra, trong gạo tinh chế cao, hàm lượng vitamin B9 chỉ còn 5% so với gạo lứt, B3 còn 10%. 

Cơm trắng bóc trông ngon mắt nhưng lại mất quá nhiều dưỡng chất. Ảnh minh họa: AI

Do vậy, các nhà khoa học khuyên bạn nên chọn loại gạo vẫn còn lớp cám bên ngoài để nhận được lượng dinh dưỡng cao hơn. 

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Alexis Newman giải thích gạo trắng là carbohydrate đơn giản nên dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu nhưng cũng nhanh chóng giảm xuống. Nếu bạn muốn tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, bạn nên ăn gạo lứt cung cấp năng lượng bền vững hơn. 

Tuy nhiên, gạo trắng lại có ít asen hơn gạo lứt do được tinh chế. Ngoài ra, bạn có thể giảm lượng asen tiềm ẩn trong gạo bằng cách vo trước khi nấu. Đây là loại chất có thể gây ra các triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi dễ chịu tác động xấu của asen. 

Không ăn cơm chan canh 

Rất nhiều người Việt Nam có thói quen ăn cơm chan canh, đặc biệt các phụ huynh muốn con ăn nhanh hơn. Nhưng đây là thói quen không tốt cho đường tiêu hóa. Nước canh giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng nhưng khiến cơm chưa được nhai kỹ, buộc dạ dày phải hoạt động miệt mài để nghiền nhỏ. 

Thói quen này đặc biệt gây hại ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày, thói quen chan canh để nuốt nhanh khiến trẻ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển cơ hàm.

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mọi người ngay từ đầu nên nhai kỹ. Khi thức ăn trong khoang miệng, enzyme nước bọt sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm tải cho dạ dày. Ăn gấp gáp khiến bạn có cảm giác no nhanh nhưng sớm đói dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thêm thực phẩm gây béo. 

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn cả gạo lứt. Ảnh minh họa: AI

Không để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ 

Nếu không sử dụng nồi cơm điện có chức năng ủ, bạn cần cất cơm thừa vào ngăn mát dưới 5 độ C. Nếu cơm còn nóng, bạn để nguội hoàn toàn rồi mới cho vào hộp để vào tủ lạnh. Lưu ý, không để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ tránh vi khuẩn Bacillus cereus phát triển mạnh mẽ và sản sinh độc tố. Bạn có thể bảo quản cơm trong tủ lạnh trong vòng 3-4 ngày. 

Khi muốn dùng cơm thừa, bạn nên hâm trước khi ăn nhưng chỉ được làm nóng 1 lần và ăn hết. Không để cơm đã đun lại vào tủ lạnh lần nữa vì khi này cơm đã mất gần các dưỡng chất. 

Ngoài ra, khi hâm cơm nguội cùng cơm mới, nên để riêng ở một góc nồi, không lẫn lộn 2 loại. Tốt nhất, bạn nên dùng lò vi sóng làm nóng cơm cũ. 

Nguồn vietnamnet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục