PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Văn hoá đọc thời kỹ thuật số
Bài 2: Ðọc sách trực tuyến
Thứ sáu: 00:30 ngày 25/03/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Việc tăng cường luân chuyển sách, báo và tổ chức phục vụ lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới được quan tâm, góp phần triển khai thực hiện đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng tại địa phương có hiệu quả.

Ông Bùi Minh Tuấn, Giám đốc Thư viện tỉnh giới thiệu, thuyết minh về đọc sách trực tuyến, tức bạn đọc ngồi tại nhà vẫn có thễ đọc bất kỳ cuốn sách nào thư viện đang có

“Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thư viện theo phương thức truyền thống kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động; phát triển nhiều dịch vụ đáp ứng các yêu cầu thông tin cho mọi đối tượng bạn đọc; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động phục vụ cho cơ sở, nhất là ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tăng cường luân chuyển tài liệu từ hệ thống thư viện công cộng tới các phòng đọc sách, tủ sách thuộc địa bàn biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng…”.

Ông Bùi Minh Tuấn- Giám đốc Thư viện tỉnh.

Ông Bùi Minh Tuấn- Giám đốc Thư viện tỉnh bình luận: Nói văn hoá đọc không còn là không đúng. Văn hoá đọc vẫn còn, nhưng ở một hình thức khác. Theo ghi nhận của Thư viện tỉnh, phần lớn sách báo (bằng giấy in) dành cho lực lượng vũ trang, cụ thể là ở các trại giam, chốt dân quân nơi biên giới.

Tại những nơi này, mỗi năm có hàng chục ngàn cuốn sách được chuyển đến để phục vụ cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân. Trang sách sẽ góp phần “cải tạo” phạm nhân- những người lầm lỡ, trở về với đời thường, góp ích cho đời. Còn đối với đông đảo bạn đọc, Thư viện tỉnh đã và đang vận hành, phục vụ bạn đọc trên môi trường điện tử.

Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19 và nhiều yếu tố, sự thay đổi khác, Thư viện tỉnh điều chỉnh phương thức, hình thức phục vụ bạn đọc theo tinh thần “tin học hoá việc đọc sách”. Thư viện trưng bày, giới thiệu sách, cho phép đọc tại chỗ, mượn về nhà, phục vụ internet miễn phí cho bạn đọc, tuyên truyền giới thiệu sách trên cổng thông tin thư viện, trên mạng xã hội Facebook, YouTube, Zalo, triển khai việc cấp thẻ, gia hạn mượn tài liệu qua môi trường mạng…

Về công tác phát triển mạng lưới thư viện, lãnh đạo cơ quan này cho biết đã thực hiện quy chế phối hợp luân chuyển sách báo đến phòng đọc sách, tủ sách cơ sở. Hướng dẫn hệ thống thư viện huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc phối hợp luân chuyển sách, báo thường xuyên cho thư viện và phòng đọc, tủ sách trên địa bàn. Năm 2021, cơ quan luân chuyển sách 8 đợt cho 103 lượt tủ sách cơ sở. Tổng số bản sách luân chuyển ngoài thư viện là 36.750 bản sách, trong đó, luân chuyển cho tủ sách cơ sở 24.800 bản sách, phục vụ lưu động 11.950 bản sách

Thư viện tỉnh cấp mới và gia hạn 3.000 thẻ thư viện. Tổng số lượt bạn đọc, theo thống kê, là 260.161 lượt, đạt 495,54% kế hoạch năm. Ở cấp huyện, tổng số thẻ hiện có là 8.394 thẻ/9 huyện, thị xã, thành phố. Số thẻ đăng ký trong năm 2021 là 933 thẻ/9 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lượt bạn đọc là 34.352 lượt/9 huyện, thị xã, thành phố.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ bạn đọc trong tình hình mới, Thư viện tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới các nội dung, hình thức phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, tra cứu tài liệu… của đông đảo bạn đọc trên địa bàn tỉnh qua các kênh thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút nhiều đối tượng đến với hoạt động thư viện, đông đảo nhất là bạn đọc thanh thiếu niên, nhi đồng. Số lượt người truy cập các hạ tầng của Thư viện ngày càng tăng, thu hút sự quan tâm, khai thác của người sử dụng.

Trong năm, Thư viện tỉnh tổ chức 20 cuộc phục vụ sách, báo lưu động. Đặc biệt, đã trao tặng 500 bản sách cho 5 tủ sách Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Học tập cộng đồng xã Long Khánh (Bến Cầu) và các xã Bến Củi, Cầu Khởi, Phan, Phước Ninh (Dương Minh Châu) nhân hưởng ứng “Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam” năm 2021. Thư viện tỉnh còn hỗ trợ Đoàn phường An Tịnh (thị xã Trảng Bàng) tổ chức trưng bày, giới thiệu sách; phối hợp Huyện đoàn Dương Minh Châu tổ chức “Ngày hội đọc sách năm học 2020-2021” góp phần thực hiện phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”.

Đặc biệt, năm 2021, Thư viện tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh phối hợp thực hiện chương trình “Kết nối tri thức”, phát trên sóng FM 103.1 MHz lúc 20 giờ 45 phút hằng ngày, phát lại lúc 8 giờ 30 phút sáng hôm sau; được đăng tải trên fanpage “TayninhTV”, YouTube “Truyền hình Tây Ninh phát thanh - TayninhTV Audio” lúc 21 giờ mỗi ngày và đăng tải trên các hạ tầng (website, Facebook, Zalo, YoTube) của Thư viện tỉnh.

Về tình hình tổ chức và hoạt động của các loại hình thư viện khác trên địa bàn, lãnh đạo Thư viện tỉnh cho biết, tổng số thư viện trường học hiện có 344 thư viện/347 trường học. Trong đó, khối tiểu học 207 thư viện, THCS 101 thư viện, THPT 28 thư viện; 11 thư viện các cơ sở đào tạo khác (CĐSP, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện…). Có 340 thư viện đạt chuẩn theo quy định. Hiện nay, các thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã ngưng hoạt động.

Phòng đọc báo Thư viện tỉnh (ảnh chụp trong giờ hành chính).

Các thư viện, phòng đọc sách, tủ sách lực lượng vũ trang, tư pháp, tuyên giáo duy trì hoạt động theo hướng dẫn của ngành. Năm 2021, Thư viện tỉnh tiếp tục duy trì và tăng cường luân chuyển sách cho các tủ sách của các đồn biên phòng, lực lượng vũ trang, trại giam (Trại giam B4 tỉnh, Trại giam Cây Cầy thuộc Bộ Công an)… Tủ sách của các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang góp phần vào việc triển khai đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

“Việc tăng cường luân chuyển sách, báo và tổ chức phục vụ lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới được quan tâm, góp phần triển khai thực hiện đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng tại địa phương có hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Thư viện tỉnh được quan tâm đầu tư, sửa chữa; đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho Thư viện tỉnh được quan tâm, từng bước hiện đại hoá hoạt động thư viện. Các chương trình phối hợp với các sở, ngành được quan tâm triển khai thực hiện. Hoạt động thư viện công cộng từng bước đổi mới, triển khai và duy trì mô hình thư viện phục vụ lưu động”- lãnh đạo Thư viện tỉnh nhìn nhận kết quả hoạt động năm 2021.

Tuy vậy, theo đánh giá của lãnh đạo Thư viện tỉnh, thư viện công cộng cấp huyện được sáp nhập vào Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện nên nhân sự làm công tác thư viện có nhiều biến động.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện vừa thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ- nhất là thư viện cấp huyện và cơ sở. Tình hình dịch Covid-19 kéo dài nên việc triển khai Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các phòng đọc sách hầu như không có nguồn kinh phí để bổ sung sách, báo. Sách báo vừa ít, vừa cũ nên không thu hút được bạn đọc.

Nhân viên phục vụ thường xuyên thay đổi, do đó, việc bồi dưỡng, tập huấn cũng gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc quản lý sách báo và phục vụ bạn đọc tại các phòng đọc cấp xã. Hoạt động của các phòng đọc sách tại Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Học tập cộng đồng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các hoạt động của thư viện.

Việt Đông

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục