Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch-những vấn đề cần quan tâm
Bài cuối: Đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực thu ngân sách nhà nước
Thứ sáu: 01:26 ngày 08/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trước những áp lực phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch, bằng nhiều biện pháp, các ngành, các cấp trong tỉnh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, vượt dự toán thu ngân sách được giao.

Công nhân làm việc tại một công ty dệt may thuộc Khu công nghiệp TMTC, huyện Bến Cầu.

Dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, quy mô sản xuất bị thu hẹp hoặc sản xuất cầm chừng; đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Trước những áp lực phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch, bằng nhiều biện pháp, các ngành, các cấp trong tỉnh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, vượt dự toán thu ngân sách được giao.

Đẩy mạnh tiến độ hoàn thuế cho doanh nghiệp

Từ đầu năm đến nay, bên cạnh công tác triển khai kịp thời chính sách của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: miễn giảm, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất… ngành Thuế đẩy mạnh tiến độ hoàn thuế, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Theo Cục Thuế, đến tháng 8.2021, đơn vị lập lệnh hoàn thuế giá trị gia tăng được 174 hồ sơ, hoàn trước 160 hồ sơ; kiểm tra trước 14 hồ sơ, số tiền hơn 1.363 tỷ đồng, bằng 105,51% so với cùng kỳ; lập lệnh hoàn ngân sách Nhà nước (NSNN) 1.203 hồ sơ, số tiền trên 16 tỷ đồng, bằng 63,6% so với cùng kỳ. Thực hiện chính sách hỗ trợ người nộp thuế, trước mắt ngành Thuế sẽ giảm tiến độ thu NSNN quý II, quý III năm 2021 do gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất.

Trong thời gian tới, bên cạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, Cục Thuế Tây Ninh tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; cắt giảm, đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thực hiện tốt công tác hiện đại hoá quản lý thuế theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả; chủ động nắm bắt diễn biến kinh tế, xã hội, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; kích thích doanh nghiệp tái sản xuất, phát triển hiệu quả và thu hút doanh nghiệp có tiềm năng tài chính lớn, thu hút những dự án đầu tư có giá trị gia tăng cao, công nghệ mới, thân thiện môi trường.

Song song đó, Cục Thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ về giá cả hàng hoá, quản lý hiệu quả hơn hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng internet, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo nguồn tăng thu cho NSNN. 

Nỗ lực thu ngân sách ở mức cao nhất

Theo Cục Thuế, tình hình kinh tế quý I.2021 ổn định và duy trì nhịp tăng trưởng, dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý I tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ giữa tháng 7, các cơ sở thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đóng cửa, hạn chế tụ tập đông người… ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và số thu NSNN.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của toàn dân, việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh 8 tháng đầu năm 2021 đạt được kết quả tích cực, luỹ kế thu thuế 8 tháng hơn 6.255 tỷ đồng, so với dự toán pháp lệnh năm 2021 là 7.843 tỷ đồng đạt 79,75%, so với dự toán UBND tỉnh giao là 9.500 tỷ đồng đạt 65,85%, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 12%.

Số thu ngân sách 8 tháng cho thấy dịch bệnh Covid-19 tác động nặng nề đến hầu hết hoạt động của nền kinh tế, và sẽ ảnh hưởng rõ nét hơn đến thu NSNN, đặc biệt là các tháng trong quý III và quý IV.2021. Công tác thu hồi nợ thuế; thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp gần như đóng băng, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế cũng bị hạn chế.

Để đạt mức thu NSNN ở mức cao nhất, Cục Thuế thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa tăng cường đôn đốc khai thác nguồn thu NSNN.

Ngoài ra, đơn vị tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức thông qua phương tiện truyền thông thích hợp; tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến; tập trung triển khai thực hiện các chính sách thuế mới được sửa đổi, bổ sung, kịp thời cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.

Bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, kịp thời phân tích, đánh giá ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh để xây dựng kịch bản thu NSNN năm 2021 và dự toán thu NSNN năm 2022. Đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin hoạt động thông suốt 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế.

Rà soát các nguồn thu còn dư địa, tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số giảm thu NSNN do dịch bệnh Covid- 19 gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng tại địa phương. Tập trung thu hồi các khoản nợ liên quan đến đất của các dự án do chính quyền địa phương quản lý.

Theo Cục Hải quan Tây Ninh, đến ngày 15.9.2021 số thu NSNN là 973,02 tỷ đồng, đạt 97,3% dự toán Bộ Tài chính và UBND tỉnh giao là 1.000 tỷ đồng; đạt 81,08% so với chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Hải quan giao (1.200 tỷ đồng).

Để đạt được mục tiêu đó, ngành Hải quan tìm hiểu, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp và đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá; bố trí công chức làm việc luân phiên, trực tuyến, bảo đảm giãn cách để có bộ phận thực hiện thủ tục hải quan trong trường hợp một khu vực, bộ phận bị cách ly, phong toả không thực hiện được nhiệm vụ.

Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai, nộp hồ sơ hải quan, hồ sơ liên quan cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, bảo đảm mọi hoạt động giao dịch giữa công chức Hải quan và doanh nghiệp được thực hiện trên hệ thống hoặc thông qua điện thoại, không tiếp xúc trực tiếp.

Trường hợp phải tiếp nhận công văn, chứng từ giấy, cơ quan Hải quan bố trí một vị trí riêng tại đơn vị để tiếp nhận hồ sơ, chứng từ bảo đảm tách biệt với các bộ phận nghiệp vụ và công chức làm ở vị trí này phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Khai thác có hiệu quả các phương thức làm việc trực tuyến qua mạng internet, tiếp nhận hồ sơ, quản lý chuyên ngành trên hệ thống một cửa quốc gia... để giảm thủ tục giấy tờ, hạn chế doanh nghiệp phải đến trụ sở cơ quan Hải quan làm việc nhưng vẫn bảo đảm đẩy nhanh thời gian thông quan hàng hoá...

Dự báo việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2021 gặp nhiều khó khăn. Theo Cục Thuế tỉnh, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và người lao động trong năm 2021, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các chính sách hỗ trợ như hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19; việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.

Tính đến ngày 31.8.2021, toàn tỉnh nhận 386 giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của người nộp thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. Hiện nay, ngành Thuế tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải đáp chính sách rõ ràng, cụ thể, tạo niềm tin cho nhà đầu tư; tiếp tục chỉ đạo các chi cục, phòng ban trực thuộc tăng cường rà soát, đánh giá kịp thời những yếu tố tác động đến nguồn thu NSNN trên địa bàn.

Việc nắm chắc tình hình kê khai thuế, nộp thuế sẽ có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời; đồng thời, thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo, đánh giá đầy đủ tác động của tình hình dịch bệnh và thực hiện các chính sách mới, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nợ thuế.

Nhi Trần

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục