Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
UBND tỉnh:
Ban hành quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thứ năm: 17:52 ngày 07/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 03/2022/QĐ-UBND quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 17.2.2022.

Cần chấp hành nghiêm các quy định để phòng ngừa “bà hoả”.

Quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gồm có 3 chương, 11 điều. Quy định về trách nhiệm và nội dung nhằm bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn tỉnh có liên quan đến công tác an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Quy định này không áp dụng đối với căn hộ trong chung cư; công trình dân dụng không phải nhà ở hộ gia đình; nhà ở đã chuyển đổi công năng không còn chức năng ở; các nhà, công trình, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã có quy định riêng về PCCC.

Quy định nêu rõ, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh là nhà ở riêng lẻ có sẵn, có cải tạo, sử dụng một phần nhà để làm nơi sản xuất, kinh doanh (cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác) hoặc công trình phụ trợ phục vụ kinh doanh, sản xuất (kho tàng, thu mua phế liệu và các công trình có đặc điểm tương tự).

Nhà được thiết kế có công năng để ở và sản xuất, kinh doanh mà có phần diện tích sản xuất, kinh doanh chiếm từ 30% tổng diện tích sàn xây dựng của nhà (không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, PCCC và đỗ xe) được xác định là nhà hỗn hợp.

Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH.

Tại chương II quy định, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH; tích cực tham gia các đợt tuyên truyền, huấn luyện về PCCC do cơ quan Cảnh sát PCCC, địa phương tổ chức, tham gia phong trào toàn dân PCCC tại địa phương; phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người làm việc trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình; tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ cháy, nổ…

Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc trong nhà có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thực, kỹ năng cơ bản về PCCC, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện được trang bị tại hộ gia đình; tích cực tham gia các đợt tuyên truyền, huấn luyện, tham gia phong trào toàn dân PCCC tại địa phương; bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; phát hiện và ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh cần tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, nội quy, quy định về PCCC do chủ hộ gia đình ban hành; thực hiện trách nhiệm quản lý, ban hành các nội quy, quy định, phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC và duy trì các điều kiện an toàn PCCC thuộc phạm vi quản lý…

Ngoài ra, theo Quy định còn nêu rõ các điều kiện an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ) và nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh giúp người dân nắm rõ, chấp hành tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, hạn chế gián đoạn sản xuất, kinh doanh của người dân.

Phương Thảo

Tin cùng chuyên mục