Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Bạn có tiếp xúc với tia bức xạ kể cả xạ trị khi còn nhỏ, ăn uống thiếu iốt, bệnh di truyền... nên tầm soát ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi, tiến triển chậm. Tỷ lệ sống thêm sau 10 năm của người bệnh từ 80 đến 90%. Thậm chí khi bệnh đã di căn hạch cổ hoặc di căn xa vẫn còn khả năng cứu chữa.
Tuy nhiên ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thì tỷ lệ sống thêm 5 năm là dưới 50%. Loại ung thư này hiếm và chiếm khoảng 15% các dạng ung thư tuyến giáp.
Dưới đây là một vài yếu tố nguy cơ có liên quan đến ung thư tuyến giáp, theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội):
Tuổi và giới
Số phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều gấp 3 lần nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên phần lớn phụ nữ mắc bệnh ở tuổi 45-49, đàn ông 65-69 tuổi.
Chế độ ăn thiếu iốt
Ung thư tuyến giáp thường gặp ở những nơi người dân ăn thiếu iốt.
Tiếp xúc với tia bức xạ
Ung thư tuyến giáp thể nhú ở những người tiếp xúc với hoạt chất phóng xạ. Nguồn xạ có thể do điều trị y tế hoặc bức xạ rò rỉ từ các sự cố của nhà máy nguyên tử hoặc vũ khí hạt nhân.
Xạ trị ở vùng đầu cổ khi còn nhỏ cũng có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Nguy cơ mắc ung thư càng cao khi liều xạ càng lớn và xạ trị khi tuổi càng nhỏ.
Yếu tố di truyền
Một số loại ung thư tuyến giáp có liên quan đến di truyền.
Phòng bệnh:
- Sử dụng iốt có thể giảm được tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp thể nang.
- Tránh tia xạ vùng tuyến giáp ở trẻ nhỏ cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với các nguồn xạ như bom nguyên tử, các chất phóng xạ...
Nguồn VNE