Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bán xăng chính xác đến 0,01 lít, người Nhật sẽ thay đổi thị trường Việt
Thứ hai: 15:50 ngày 09/10/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mở cửa hàng đầu tiên bán xăng chính xác đến 0,01 lít, Idemitsu Q8 từ Nhật Bản đánh dấu chấm trên một hành trình vẽ lại bản đồ xăng dầu và những đại gia như Petrolimex với 2.700 cửa hàng vị trí đẹp thì cũng phải dè chừng.

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu đầu tiên của Idemitsu tại Hà Nội - Ảnh: B.NGỌC.

Theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài lập hệ thống bán lẻ xăng dầu. 

Nhưng do đầu tư làm nhà máy lọc dầu trong nước, Idemitsu xuất hiện với nhiều tiện ích và cam kết chất lượng mới cho người tiêu dùng.

Khi chuỗi phân phối xăng dầu của Idemitsu Q8 hình thành, thị trường phân phối xăng dầu sẽ có cạnh tranh. 

Tuy nhiên, giai đoạn đầu các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) chưa thể "qua mặt" các công ty trong nước vốn có kênh phân phối rộng như Petrolimex hay PVOil... Như Petrolimex có 2.500 - 2.700 cửa hàng xăng dầu ở những vị trí khá tốt trên cả nước.

Nhưng việc Idemitsu áp dụng phần mềm quản lý tự động cho phép thanh toán bằng thẻ, cam kết quản lý được khối lượng nhiên liệu với độ chính xác lên đến 0,01 lít... sẽ là "làn gió mới" với không ít người tiêu dùng.

Idemitsu tham gia dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn để được quyền kinh doanh xăng dầu tại thị trường trong nước. Với kinh nghiệm của Idemitsu Q8 tại Nhật Bản cùng với việc các doanh nghiệp FDI đang sở hữu 75% vốn đầu tư vào Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy trên lại có cơ chế đặc biệt. 

Đó là lợi thế rất lớn để Idemitsu Q8 thiết lập hệ thống bán lẻ xăng dầu quy mô lớn.

Tuy nhiên, hiện nay chưa thể nói đến cuộc cạnh tranh về giá bán lẻ xăng dầu vì giá cơ sở vẫn do Nhà nước quyết, các doanh nghiệp phải bán lẻ xăng dầu xoay quanh giá cơ sở.

Điều đó có nghĩa là giá bán lẻ xăng dầu hiện nay thực chất là giá của Nhà nước quy định, chứ không phải do thị trường quyết định. 

Với sự tham gia của FDI, thị trường cần một sân chơi mới. Vì vậy, cần sớm bỏ giá cơ sở để tạo cạnh tranh sòng phẳng. Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp vận dụng, như vậy mới tạo ra sự canh tranh bằng giá - Ông Phan Thế Ruệ

Khi Nhà nước còn quyết giá cơ sở xăng dầu thì các doanh nghiệp FDI có vào cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa.

Nếu thời gian tới cơ chế kinh doanh xăng dầu cho phép cạnh tranh về giá bán lẻ, chính các cửa hàng xăng dầu sẽ quyết định giá bán lẻ xăng dầu. 

Khi đó, ngay cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cùng một công ty cũng có thể bán lẻ với giá khác nhau để chiếm lĩnh thị trường. 

Còn hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ xăng dầu chỉ cạnh tranh về phí, nghĩa là giá xăng dầu về cơ bản không đổi, chỉ chênh lệch chút ít về chi phí kinh doanh.

Nhưng nếu vận hành đúng theo nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá bán lẻ, bằng dịch vụ bán hàng. Chỉ khi nào cho các doanh nghiệp quyết định giá bán lẻ xăng dầu mới tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt thực sự trên thị trường xăng dầu.

Nếu các doanh nghiệp FDI nắm giữ và chi phối thị trường xăng dầu trong tương lai, sẽ xảy ra khả năng nhà nước mất quyền kiểm soát thị trường. 

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, động chạm đến tất cả mọi người, vì thế Nhà nước phải giữ thị trường thông qua các cơ chế, hàng rào kỹ thuật. Không thể mở toang cánh cửa thị trường xăng dầu được.

Nguồn TTO

PHAN THẾ RUỆ (chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN) BẢO NGỌC ghi

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục