Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Báo Anh: Nhóm B9 của NATO muốn trục xuất Hungary
Thứ ba: 19:45 ngày 11/06/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo nguồn tin của Financial Times (Anh), Bucharest Nine (B9) – nhóm các thành viên NATO ở khu vực sườn Đông, được cho là đang cân nhắc việc trục xuất Hungary vì cho rằng Budapest từ chối lập trường hướng về Ukraine.


Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong cuộc họp báo thường niên ở Budapest, Hungary, ngày 21/12/2023. Ảnh: Bloomberg

Nhóm Bucharest Nine (B9) được thành lập vào năm 2015, với 9 thành viên NATO ở khu vực sườn Đông gồm Bulgaria, Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia. Các quan chức cấp cao của B9 thường xuyên gặp mặt để cùng điều phối các chính sách đối ngoại và an ninh khu vực. Hôm nay (11/6), Latvia sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Bucharest 9 tại thủ đô Riga.

Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ của Financial Times (FT) cho biết Hungary có thể bị trục xuất khỏi nhóm B9, vì Budapest từ chối phê chuẩn các tuyên bố chung ủng hộ gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột với Moscow.

“Chúng tôi có thể sẽ gặp nhau theo hình thức này lần cuối cùng,” nguồn tin cho hay, đồng thời nói thêm rằng các cuộc thảo luận về việc loại Hungary khỏi nhóm B9 sẽ “rất nghiêm trọng”.

Trước đó một ngày, Văn phòng Tổng thống Latvia thông báo, Tổng thống Hungary Tamas Sulyok sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bucharest 9, mà cử Đại sứ Hungary tại Latvia là người đại diện.

Với sự vắng mặt của lãnh đạo Hungary, Hội nghị thượng đỉnh Bucharest 9 sẽ lần đầu tiên kết thúc mà không có tuyên bố chung của 9 quốc gia. Thay vào đó, một tuyên bố sẽ được đưa ra dưới danh nghĩa Tổng thống Latvia, Romania và Ba Lan - những nước đồng tổ chức cuộc họp ở Riga.

Hungary chưa bình luận về thông tin có thể bị loại khỏi nhóm B9 này.

Hungary đang mâu thuẫn với các thành viên NATO khác về lập trường trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, Hungary nằm trong số ít quốc gia thuộc NATO và EU từ chối viện trợ quân sự cho Kiev vì cho rằng điều này chỉ kéo dài tình trạng thù địch. Budapest cũng không trừng phạt Nga và bày tỏ ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức.

Tin liên quan

Thủ tướng Hungary: ‘Châu Âu đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga’
Hungary đã nhiều lần chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, cho rằng các lệnh trừng phạt này đã không thể làm suy yếu Nga như mong đợi, ngược lại chúng có nguy cơ phá hủy nền kinh tế châu Âu.

Nước này tuyên bố sẽ không cho phép EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến ngành năng lượng hạt nhân của Nga vì cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của Hungary. Bên cạnh đó, Hungary cũng công khai phản đối khả năng Ukraine gia nhập NATO và EU, vì cho rằng Ukraine có thể mang tới xung đột.

Hồi cuối tháng 5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố hướng đi hiện tại của NATO có thể dẫn đến xung đột với Nga. Ông nói rằng nước này đang nỗ lực xác định lại vị thế của mình trong NATO để có thể kiềm chế mọi hành động bên ngoài lãnh thổ của khối quân sự.

Nguồn mekongasean.vn

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục