Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Xây dựng ngành công nghiệp khoáng sản Tây Ninh từng bước phát triển toàn diện; có cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại; tăng dần giá trị gia tăng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, góp phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện kết cấu hạ tầng ở những vùng khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
Một khu vực khai thác khoáng sản bị “da beo” tại xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng.
Cuối năm 2013, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành Quyết định số 52 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Nhìn chung, sau khi được quy hoạch, tình hình quản lý khoáng sản và các hoạt động khai thác ngày càng đi vào nề nếp, tuy nhiên, theo thời gian, việc thực hiện Quyết định 52 đã bộc lộ những bất cập cần phải chấn chỉnh. Do vậy, việc xây dựng một quy hoạch mới về thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản để khắc phục những hạn chế của quy hoạch cũ là yêu cầu cần thiết hiện nay.
Hoạt động khai thác khoáng sản cơ bản đi vào nề nếp
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường, sau khi có Quyết định 52, đa số tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động liên quan đến khoáng sản như thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ… đều thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Khi Luật Khoáng sản mới được ban hành, công tác lập, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụ
Ông Ngọc nhấn mạnh: “Việc nơi nào có khoáng sản, nơi nào có đủ điều kiện để cập nhật vào quy hoạch là để quản lý nhưng không có nghĩa tất cả những cái được đưa vào quy hoạch đều phải được khai thác. Khai thác khoáng sản phải căn cứ vào nhu cầu, đánh giá nhu cầu sử dụng trong từng giai đoạn và từ đó có kế hoạch, có điều kiện, tiêu chí cụ thể ở từng khu vực khai thác để làm cơ sở xem xét”. |
ng khoáng sản càng được UBND tỉnh quan tâm. Các mỏ khoáng sản trong tỉnh được thăm dò bài bản, xác định tương đối chính xác trữ lượng làm cơ sở cho việc thẩm định, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tính toán được giá trị mỏ, tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tạo nguồn thu cho tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, qua đó, tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành các quy định về quản lý khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường; công tác ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản được thực hiện đầy đủ, bảo đảm việc hoàn thổ sau này. Cùng với đó là ý thức về bảo vệ, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác của đại đa số các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được nâng lên; việc phục hồi, cải thiện môi trường trong và sau hoạt động khai thác được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đã đem lại kết quả khá tích cực.
Tính từ năm 2011 đến nay, những vụ việc vi phạm luật, số vụ khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản giảm mạnh; tình trạng cấp phép khai thác tràn lan cơ bản đã được khắc phục.
Hoạt động khai thác khoáng sản quy mô nhỏ
Dù hoạt động khai thác khoáng sản đáp ứng được nhu cầu cơ bản phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại một số địa phương, nhưng hiệu quả chưa cao. Hoạt động khai thác khoáng sản trong tỉnh thời gian qua chủ yếu quy mô nhỏ. Diện tích các khu vực khai thác vật liệu san lấp thường khoảng 10 ha. Những khu vực khai thác phân bố không liền kề, gây lãng phí tài nguyên và khó khăn cho việc phục hồi môi trường và sử dụng đất sau khai thác.
Bên cạnh đó, việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đất san lấp trong thời gian đầu không có tiêu chí rõ ràng, dẫn đến một số điểm nằm trong khu vực đất trồng lúa hoặc gần khu dân cư; một số hầm sau khai thác có vách thẳng đứng rất nguy hiểm cho người dân.
Ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm các quy định của Luật Khoáng sản và các luật khác liên quan, dẫn đến khai thác vượt công suất, vượt chiều sâu cho phép. Hoạt động khai thác đất san lấp chưa đúng thiết kế, vận chuyển tiêu thụ đất san lấp không đúng theo quy định.
Một số tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có quy mô nhỏ, trung bình, chưa đủ sức đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường, chưa giải quyết triệt để được mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Một số ít tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản lợi dụng thời gian đóng cửa mỏ và giấy phép tận thu khoáng sản để hoạt động khai thác khoáng sản vượt độ sâu, diện tích quy định…
Quy hoạch mới sẽ khắc phục những bất cập
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được xây dựng với mục tiêu lập lại trật tự trong quản lý thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh có hiệu quả, bảo đảm môi trường, phát triển bền vững. Xây dựng ngành công nghiệp khoáng sản Tây Ninh từng bước phát triển toàn diện; có cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại; tăng dần giá trị gia tăng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, góp phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện kết cấu hạ tầng ở những vùng khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11, đánh giá thêm về việc thực hiện quy hoạch giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, dù đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng theo thời gian, quy hoạch này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là tình trạng quy hoạch các khu vực mỏ, nhất là đất san lấp theo hướng nhỏ lẻ, manh mún... Bên cạnh đó, giữa quy hoạch với việc tổ chức khai thác chưa chặt chẽ.
Ông Ngọc nhấn mạnh: “Việc nơi nào có khoáng sản, nơi nào có đủ điều kiện để cập nhật vào quy hoạch là để quản lý nhưng không có nghĩa tất cả những cái được đưa vào quy hoạch đều phải được khai thác. Khai thác khoáng sản phải căn cứ vào nhu cầu, đánh giá nhu cầu sử dụng trong từng giai đoạn và từ đó có kế hoạch, có điều kiện, tiêu chí cụ thể ở từng khu vực khai thác để làm cơ sở xem xét”.
Theo ông Ngọc, quan điểm quy hoạch của tỉnh là trên cơ sở đánh giá thực trạng, rà soát lại quy hoạch cũ để có sự kế thừa những vấn đề vẫn còn phù hợp với giai đoạn hiện nay; với một số điểm có quy mô nhỏ, nếu đủ điều kiện theo tiêu chí mới thì có thể gắn kết lại trở thành vùng khai thác mỏ tập trung để hiệu quả hơn. Ðồng thời, khảo sát những vị trí mới đủ điều kiện theo hướng tập trung với quy mô lớn, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ.
Về tiêu chí trong quy hoạch sắp tới, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh đề nghị, đối với những khoáng sản khác như mỏ sét, than bùn… trừ cát và đất san lấp, đơn vị tư vấn khảo sát trên cơ sở hiện trạng, nếu thăm dò nơi nào có cần kịp thời cập nhật. Ðối với khoáng sản đất san lấp, cát theo quy hoạch mới có các tiêu chí để làm cơ sở xem xét đưa vào.
Trong đó, diện tích khai thác phải mang tính quy mô tập trung, tối thiểu phải từ 5 ha trở lên. Diện tích đất được quy hoạch không phải là đất lúa; vị trí đất quy hoạch phải là đất sản xuất nhưng không hiệu quả, năng suất thấp, đặc biệt ưu tiên cho quy hoạch đất xấu. Ðồng thời, vị trí quy hoạch đất san lấp không gần sông, suối, kênh rạch và không gần khu dân cư; không nằm gần các công trình giao thông đầu mối, trọng điểm và đặc biệt phải không nằm trong quy hoạch lộ giới…
Một mỏ khai thác đất tại xã Trí Bình, huyện Châu Thành.
Ngoài việc yêu cầu đơn vị tư vấn phải tiếp tục rà soát lại theo tiêu chí đề ra, cái nào không bảo đảm thì đưa ra khỏi quy hoạch; nếu quy hoạch được thông qua, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đất san lấp, cát san lấp của tỉnh nói chung, của các địa phương nói riêng để phân ra từng nhu cầu sử dụng, trong đó sẽ có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu khai thác trong chu kỳ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ ban hành tiêu chí, điều kiện để xét cấp các giấy phép khai thác mỏ theo quy hoạch để bảo đảm tính chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm không tác động xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong thời gian tới.
THIÊN TÂM