Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bão số 2 diễn biến bất thường, rạng sáng 17-7 vào đất liền
Chủ nhật: 13:45 ngày 16/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bão số 2 có diễn biến bất thường, dự báo mới của cơ quan nhất thì 4h sáng mai bão đã cập bờ, nhưng có thể đến sớm hơn lúc 1h hoặc muộn hơn lúc 7h ngày 17-7-2017, với cường độ cấp 9.


Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết bão số 2 diễn biến nhanh, khoảng 4h sáng mai sẽ vào đất liền.

Gọi tàu thuyền, di dân trước 17h, Hồ Hòa Bình sẽ xả ba cửa

Tại phiên họp trực tuyến với các tỉnh, thành để ứng phó với bão số 2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đề nghị các địa phương phải gọi tàu thuyền vào bờ, di dân các điểm nóng trước 17h hôm nay...

“Tôi đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm công điện của Ban chỉ đạo. Hiện nay vẫn còn nhiều còn số lượng phương tiện tàu thuyền ngoài biển".

"Việc gọi tàu thuyền vào bờ phải hoàn thành trước 17h chiều nay, đồng thời hoàn thành việc di dời người dân hoạt động trên biển vào bờ, thực hiện sơ tán người dân tại các khu vực xung yếu, chằng chống nhà cửa, lồng bè cũng phải hoàn thành trước 17h ngày 16-7”, ông Thắng kết luận.

Ông Thắng cũng chỉ đạo tại các vùng trọng tâm bão sẽ thực hiện cấm biển từ 12h trưa ngày 16-7. “Trận bão này sẽ có lượng mưa rất lớn, có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng miền núi phía Bắc. Nguy cơ gây lũ quét và sạt lở đất rất cao. Đây là việc cần phải chủ động ứng phó”, ông Thắng nhấn mạnh.

Theo ông Thắng, hiện nay, trên các lưu vực sông Hồng cũng đang có kế hoạch xả lũ tại hồ Hoà Bình. “Trong đợt này có thể phải xả lũ các hồ chứa trên sông Hồng, hồ Hoà Bình dự kiến xả 3 cửa, và dự báo mực nước sông Hồng sẽ lên tới 8,5m.

Mực nước này không cao nhưng cần phải có cảnh báo kịp thời với chính quyền địa phương và người dân. Trong quá trình xả lũ, tôi yêu cầu cần thông báo sớm, thông báo rõ cho chính quyền vùng hạ du để thông báo cho nhân dân”, ông Thắng nói.

Ông Thắng cũng cho biết, có ba tỉnh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 2 gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại ba tỉnh này hiện có gần 1.400 hồ chứa, trong đó có nhiều hồ đập có nguy cơ thiếu an toàn, nguy cơ hồ đập là có.

“Với các hồ đập có nguy cơ thiếu an toàn, các địa phương phải sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn cho hồ đập. Các địa phương phải tăng cường cán bộ giám sát, cảnh báo cho nhân dân vùng hạ du”, ông Thắng lưu ý.

Trước thiệt hại trước bão từ chủ quan khi đi quan ngầm tràn ở vùng núi phía Bắc, ông Thắng lưu ý các tỉnh miền núi phía Bắc phải quyết liệt hơn trong chỉ đạo. “Vừa qua là không đánh giá hết nguy cơ lũ ở những khu vực qua ngầm tràn, vì vậy đã có một số thiệt hại về người. Vì vậy, ngay sau đây phải triển khai ngay các phương án cảnh báo, canh gác tại khu vực ngầm tràn”, ông Thắng chỉ đạo.

Nghệ An: Chuẩn bị mọi nguồn lực bảo đảm an toàn cho dân

Trước giờ cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền, tại thành phố Vinh, Nghệ An, từ sáng 16-7 đã có mưa vừa, gió nhẹ. Đây là cơn bão đầu tiên trong năm đổ bộ vào Nghệ An nên chính quyền các địa  tục thông báo cho người dân về hướng di chuyển của bão để chủ động phòng, tránh.

Từ đầu tháng 7, Công ty cổ phần Công viên cây xanh thành phố Vinh đã huy động công nhân và máy móc chặt tỉa cây xanh trên 44 tuyến đường trước mùa mưa bão.

Đơn vị cấp thoát nước thành phố Vinh cũng cho biết đã lên kế hoạch cắt cử lực lượng ứng trực tại những khu vực, tuyến phố thường xuyên bị ngập nặng trong trường hợp mưa to để khơi thông dòng chảy.

Ông Nguyễn Sỹ Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, kiêm Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Nghệ An, cho biết sau cuộc họp trực tuyến sáng nay với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các đoàn kiểm tra của Nghệ An sẽ đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương và người dân ứng phó với cơn bão số 2. 

Chuẩn bị giải pháp đối phó với bão

Sáng 16-7, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết như vậy trong phiên họp trực tuyến với các tỉnh, thành để ứng phó với bão số 2.

“Dự báo mới nhất thì 4h sáng mai bão đã cập bờ. Vì vậy, trong phiên họp hôm nay tất cả phải kiểm điểm lại tình hình và bàn các giải pháp đối phó với cơn bão này”, ông Thắng nói.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, bão số 2 được hình thành từ một vùng áp thấp, cho đến ngày 15-7 thì mạnh lên thành bão.

Nhận định sơ bộ đây là vùng áp thấp hình thành ngay trên biển Đông và từ áp thấp nhiệt đới trở thành bão chỉ trong khoảng thời gian 12h.

“Cường độ bão hiện nay đã tăng lên, bão đang ở cấp 9, đã nâng cấp từ cấp 8 lên”, ông Cường cho biết.

Về dự báo trong ngày 16-7, đa số đều cho rằng cơn bão này tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ di chuyển khá nhanh, cường độ bão ở cấp 9.

“Vùng ảnh hưởng từ Hải Phòng đến Quảng Bình, còn tâm ảnh hưởng mạnh hơn là từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh. Dự kiến, với tốc độ di chuyển như hiện nay thì từ đêm nay đến rạng sáng mai thì bão sẽ áp sát vùng biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sớm thì 1h, muộn thì 7h sáng mai bão sẽ cập bờ” -ông Cường cho biết.

Nhận định chung, trọng điểm mưa gây ra từ ngày 16-8 đến hết ngày 18-7, lượng mưa khoảng 250-300mm trong ba ngày này.

Sau bão đổ bộ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sẽ gây lượng mưa lớn tại khu vực Hoà Bình và phía Nam Sơn La.

“Nguy hiểm nhất trong đợt này chính là nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực. Trước đây khu vực miền núi phía Bắc đã có mưa, vì vậy rất dễ gây ra sạt lở”, ông Cường lưu ý.

Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.

Ông Thắng cũng đề nghị các địa phương sẵn sàng các phương tiện cứu hộ để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Ông Văn Phú Chính, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, đến 6h sáng 16-7 các tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà đã phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 65.755 phường tiện với 263.503 người và đưa 2.938 lồng bè chòi vào vùng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

“Đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ, hoàn thành trước 17g ngày 16-7, chủ động cấm biển. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh quyết liệt sơ tán dân tại các lồng nuôi thuỷ sản, sơ tán dân tại các khu vực xung yếu trước17g”, ông Chính nói.

Nguồn TTO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục