Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Biệt động Sài Gòn- chuyện bây giờ mới kể
Thứ sáu: 17:49 ngày 13/09/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Những câu chuyện viết về người thật, việc thật của những nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia biệt động thành Sài Gòn sẽ cho chúng ta biết rõ hơn những chiến công của thế hệ trước, mãi mãi ghi ân và tiếp bước cha ông bảo vệ Tổ quốc.

Đó là tựa đề quyển sách mang tính chất hồi ký do tác giả Mã Thiện Đồng tập hợp và biên soạn (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018) trên cơ sở tổng hợp các mẩu chuyện thật do người trong cuộc - những chiến sĩ biệt động kể lại.

Đấy là các gương mặt đã lặng thầm làm nên lịch sử của một lực lượng mà theo ông Nguyễn Thanh Xuân (tự Bảy Bê) - Đội trưởng Đội 5 Biệt động- một đơn vị đã được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong lời tựa đã nêu: Biệt động Sài Gòn, một đội quân không quân phục, không ở đâu trên thế giới này có, là một lực lượng tinh nhuệ, quả cảm của quân đội ta đã thực hiện xuất sắc tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nêu cao tinh thần quyết chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Đây là những cách đánh tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, cho chiến tranh du kích, góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

17 mẩu chuyện dài hơn 220 trang giấy từ hơn 40 năm trước nói về những người con ưu tú, những người anh hùng bất tử của miền Nam thành đồng Tổ quốc, những nhân chứng lịch sử của một thời kỳ oanh liệt, hào hùng như Đại tá Nguyễn Đức Hùng - tức Tư Chu, người chỉ huy trực tiếp các đơn vị Biệt động Sài Gòn, ông Bảy Bê, Bùi Văn Chiếu, Ngô Bá Chính, Lâm Sơn Náo, Hai Chàng, Huỳnh Phi Long, Bà Chín Nghĩa… 

Những chiến công thần kỳ, táo bạo ngay trong sào huyệt kiên cố của kẻ thù được tái hiện sinh động, hấp dẫn như các trận đánh vào rạp chiếu phim Kinh Đô tại quận 1, thành phố Sài Gòn ngày 16.2.1964 hoặc trận đánh vào Sứ quán Mỹ trên đường Hàm Nghi (nay là đường Hồ Tùng Mậu, quận 1) vào ngày 30.3.1965…

Những câu chuyện viết về người thật, việc thật của những nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia biệt động thành Sài Gòn sẽ cho chúng ta biết rõ hơn những chiến công của thế hệ trước, mãi mãi ghi ân và tiếp bước cha ông bảo vệ Tổ quốc. Những chiến công vang dội, khẳng định rõ nét hơn về sức mạnh Việt Nam, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng vì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

PHAN KỶ SỬU

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục