Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Cũng giống như những Di sản phi vật thể khác đã được công nhận, di sản phi vật thể cấp quốc gia – nghệ thuật Chầm riêng Chà pây của người dân tộc Khmer vô cùng độc đáo và có cách biểu diễn rất riêng biệt.

|
Chầm riêng chà pây là loại
hình nghệ thuật độc xướng có đàn chà pây đệm theo. Chầm riêng có thể hiểu là
hát, chà pây tức là cây đàn chà pây. Người chơi Chầm riêng chà pây dựa vào cốt
truyện để ứng tác thành những đoạn thơ, chủ yếu là thể thơ 4 câu mỗi câu 7 chữ
để hát. Và sau mỗi đoạn thơ lại phải đàn chà pây một câu nhạc đệm. Bởi vậy nói
đến Chầm riêng chà pây, trước hết phải nói đến đàn chà pây. Đàn chà pây có cần
đàn dài, hình dáng giống như lá bồ đề và gần giống như đàn đáy của người Việt
nhưng 4 góc thùng đàn được cắt tròn chứ không vuông góc. Trên thực tế đàn chà
pây có nguồn gốc từ Ấn Độ, và khi sang đến Việt nam đã có những thay đổi để phù
hợp với loại hình nghệ thuật riêng của người Khmer. Đàn gồm 12 phím đàn theo hệ
thống thang âm ngũ cung. Cấu tạo đàn chà pây gồm có các bộ phận thùng đàn, dọc
đàn (cần đàn), dây đàn, bộ phận lên dây, phím gảy đàn. Trong đó: Thùng
đàn có hình dáng
gần giống lá bồ đề, phần trên tiếp giáp cần đàn to hơn phần dưới. Kích thước
thùng đàn thường có chiều dài 40 cm, chiều ngang mặt trước 37 cm, chiều ngang
mặt sau 30 cm, thành đàn thấp khoảng 06 cm. Thùng đàn được làm từ gỗ cây lành
canh hoặc cây mít. Trên mặt đàn có gắn bộ phận mắc dây đàn đồng thời cũng là
ngựa đàn.
V.C (st)