Việc tịch thu phương tiện liên quan đến quyền sở hữu tài sản được Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự và một số luật có liên quan điều chỉnh. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm không phải là chủ sở hữu phương tiện (mượn xe, thuê xe, lái xe thuê, lái xe cơ quan nhà nước…) hoặc trường hợp là sở hữu chung (như sở hữu của vợ, chồng, con, anh, em…) việc tịch thu phương tiện không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2014 và dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 162 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Do đó, việc tịch thu phương tiện đối với những trường hợp này sẽ gây ra tình trạng quá tải trong việc giải quyết của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, việc tịch thu phương phương tiện có thể gây ra một số hệ lụy đối với người dân, khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn, vì đối với nhiều người, xe ô tô, xe máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống, là một tài sản lớn trong mỗi gia đình; từ đó dễ gây ra sự phản ứng không hợp tác của người điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát, thậm chí chống lại người thi hành công vụ.
Trước đó, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất phạt tiền từ 8-15 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 6 tháng nếu có nồng độ cồn đến 50mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở; phạt tiền từ 15-20 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 12 tháng nếu nồng độ cồn trong máu từ 50-80mg/100 ml hoặc 0,25-0,4mg/lít khí thở, phải thi lại nội dung luật Giao thông đường bộ trước khi được cấp lại giấy phép lái xe; nồng độ cồn trong máu trên 80mg/100 ml hoặc quá 0,4mg/lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 80mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở.