Xã hội   Giáo dục

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Bộ GD- ĐT: Trả lời cử tri Tây Ninh về tăng học phí, chất lượng dạy và học các môn KHXH

Cập nhật ngày: 18/05/2012 - 04:31

(BTNO) – Vừa qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo có văn bản trả lời ý kiến của cử tri các tỉnh, thành, trong đó có Tây Ninh về việc tăng học phí; chất lượng dạy và học các môn khoa học xã hội thấp.

Cử tri Tây Ninh đề nghị Bộ GD- ĐT xem lại quy định về việc tăng học phí đối với bậc trung học phổ thông vì nếu tăng sẽ làm cho công tác phố cặp giáo dục gặp khó khăn, do nhiều phụ huynh nghèo không có điều kiện cho con đến trường.

Về vấn đề này, Bộ GD- ĐT cho biết, tại khoản 1, Điều 10, Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định "Mức thu học phí phải phù họp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn khu dân cư và khả năng đóng góp thục tế của người dân.

Từ năm học 2010- 2011, đến năm học 2014- 2015, mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng". Tại Nghị định 49, Chính phủ chỉ quy định khung học phí và có phân biệt theo 3 khu vùng là thành thị, nông thôn và miền núi. Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, HĐND cấp tỉnh sẽ quy định mức thu học phí cụ thể đối với từng vùng thuộc địa phương mình (nằm trong khung học phí quy định tại khoản 1, Điều 11, Nghị định 49/2010/NĐ-CP). Đối với những học sinh phổ thông thuộc diện hộ nghèo, được miễn học phí. Chính sách miễn học phí này nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học.

Hội thi kể chuyện sách dành cho học sinh Tiểu học tại Thị xã

Bộ GD- ĐT cũng nhận được kiến nghị của cử tri TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Bình, Ninh Thuận, An Giang, Gia Lai, Phú Yên, Thái Bình, Điện Biên do Ban dân nguyện chuyển đến. Theo đó, cử tri băn khoăn về chất lượng giáo dục hiện nay, điểm thi các môn xã hội thấp, rất nhiều điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Cử tri đề nghị ngành Giáo dục tiếp tục nghiên cứu, cải tiến nội dung chương trình phù hợp, đặc biệt quan tâm đến nội dung các môn học kiến thức cơ bản như lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên… nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị giáo dục truyền thống đạo đức, lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cử tri kiến nghị, Công tác giáo dục các môn khoa học xã hội chưa được các cấp, các ngành quan tâm đứng mức; đề nghị đổi mới sách giáo khoa và cách thức giảng dạy môn lịch sử, đồng thời đề nghị chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bậc học, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Bộ GD- ĐT trả lời: Để nâng cao chất lượng các môn khoa học xã hội trong dạy học ở trường phổ thông, trong thời gian tới Bộ GD- ĐT sẽ đồng thời thực hiện các giải pháp sau:

* Giải pháp trước mắt: Cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với các môn khoa học xã hội, nhất là môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân là những môn học có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lịch sử truyền thống của dân tộc, định hướng thái độ hành vi của học sinh. Tổ chức tuyên truyền, tạo sự nhận thức đúng và sự đồng thuận của xã hội, các cấp quản lý, các bậc phu huynh và học sinh về vai trò, vị trí của các môn học đó, tích cực đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho học sinh thích học và yêu môn học hơn; tránh việc học lệch, học chạy theo thi cử.

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn khoa học xã hội theo hướng tinh giảm. Đổi mới kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội nhằm đánh giá đúng thục chất, chất lượng dạy học bộ môn. Kiểm tra đánh giá cần theo hướng đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu nội dung và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề đang học, hoặc thục tiễn đòi hỏi), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập của học sinh.

Đổi mới việc ra đề thi phù hợp với nhận thức học sinh, khoa học, đúng sát chương trình phổ thông, cầu trúc đề hợp lý, cân đối giữa kiến thức và kỹ năng và định hướng thái độ hành vi của học sinh, đồng thời bảo đảm được sự phân hoá học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, thúc đẩy công tác dạy học và kiểm tra đánh giá bộ môn đạt hiện quả. Tích cực mở các chuyên đề bồi đường đội ngũ giáo viên bộ môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức thi giáo viên giỏi và học sinh giỏi môn Giáo dục công dân, thông qua đó tạo sự nhận thức về kiên thức cũng như hành vi ứng xử đúng đắn của học sinh, góp phần giảm dần, tiến tới chấm dứt tình trạng "bạo lực học đuờng”, "học lệch” trong học sinh.

Tích cực thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật lồng ghép trong môn Giáo dục công dân, giúp học sinh hiểu và thực hiện pháp luật phù hợp với nhận thức và lứa tuổi.

* Giải pháp lâu dài: Xây dựng lại chương trình, sách giáo khoa theo hướng tinh giảm, tập trung vào những nội dung, chủ đề quan trọng, gắn liền với cuộc sống, góp phần vào giáo dục tư tưởng, đạo đức, lịch sử truyền thống của dân tộc, định hướng thái độ hành vi của học sinh; đồng thời bảo đảm được tính toàn diện của kiến thức, giúp học sinh có cái nhìn hệ thống về kiến thức.

Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Tăng cường tính thực hành trong chương trình, sách giáo khoa cũng như việc thực hiện chương trình: tổ chức tham quan thực tế, dạy học tại thực địa, mời nhân chứng báo cáo chuyên đề, cho học sinh sưu tầm viết thu hoạch...

Đổi mới việc ra đề thi tốt nghiệp trung học phố thông, đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá, đề thi, đáp án phản ánh được kết quả thực tế học tập của học sinh, đồng thời phân hoá được trình độ học sinh.

Đổi mới việc đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đảm bảo đào tạo đội ngũ giáo viên trẻ vừa giỏi về kiến thức chuyên môn, vừa giỏi về nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề, yêu trẻ.

HY UYÊN