Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bộ Giáo dục sẽ đề xuất bỏ yêu cầu về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Thứ ba: 12:41 ngày 14/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết quy định giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được ban hành từ 14 năm trước đã bộc lộ những bất cập, nhưng chưa thể bỏ vì còn chờ sửa Luật Giáo dục.

Giờ học của sinh viên và giảng viên Đại học Hà Nội. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát và đề xuất chỉnh sửa trong Luật Giáo dục (sửa đổi) tới đây về việc sẽ không quy định các yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối vởi giảng viên trong Luật mà đưa vào các quy định ở các văn bản áp dụng đối với các trường hợp cụ thể.

Đây là chia sẻ của công Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xung quanh quy định giảng viên đại học, kể cả các giáo sư, cũng phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.

Trước đó, một giáo sư đã lên tiếng than thở về việc dù có hàng chục năm kinh nghiệm giảng dạy ở các trường đại học, là giáo sư, nhưng sắp tới ông vẫn phải đi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nếu không sẽ không được tiếp tục giảng dạy.

Theo ông Hoàng Đức Minh, Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, quy định các giảng viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng đa số các giảng viên đại học là sinh viên khá, giỏi được giữ lại trường, chưa có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm.

Thực tế triển khai cũng cho thấy, nhiều giảng viên, trong đó có cả các giáo sư, phó giáo sư, chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Ông Minh cho biết, Luật Giáo dục được ban hành từ năm 2005 nên sau 14 năm, hiện quy định về nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên đã có những bất cập nảy sinh, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, vì nội dung này quy định trong Luật nên không thể bỏ ngay mà phải chờ sửa Luật. Vì thế, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, đề xuất sửa nội dung này trong Luật Giáo dục sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét phê duyệt trong kỳ họp sắp tới.

Nguồn Vietnam+

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục