Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Cong vẹo cột sống tuổi học đường đang diễn ra ngày càng nhiều do nguyên nhân bệnh lý hoặc việc điều chỉnh tư thế ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hiện vẫn chưa thể phát hiện sớm tình trạng này ở con trẻ.
Thực trạng cong vẹo cột sống học đường hiện nay
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả báo cáo sức khoẻ học đường 2019 - 2020 cho thấy có đến 2,62% trẻ bị cong vẹo cột sống trên địa bàn Thành phố.
Cong vẹo cột sống kéo dài có thể khiến trẻ bị đau mỏi lưng, lệch hông và biến dạng cột sống, chiều cao không tăng trưởng, tạo cảm giác tự ti về ngoại hình, tình trạng này nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề như giảm sức khẻ cơ xương khớp, mất khả năng vận động, chèn ép và ảnh hưởng đến chức năng tim, phổi... Các biến chứng này có thể trở nên nghiêm trọng và việc điều trị sẽ khó khăn hơn khi trẻ đã vào giai đoạn trưởng thành.
Nguyên nhân khiến trẻ bị cong vẹo cột sống sớm
Trẻ trong độ tuổi dậy thì khi đi học thường cột sống đang trong giai đoạn phát triển nên có nguy cơ bị cong vẹo cao. Những thói quen và yếu tố gây áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống như: Ngồi học, đi đứng sai tư thế, mang cặp sách không đều hai bên vai hoặc quá nặng, ít vận động, thiếu hụt canxi...
Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh (cấu trúc xương cột sống không đủ, không hợp nhất) hoặc do mắc chứng vẹo cột sống thần kinh cơ (do các bệnh lý về dây thần kinh và cơ bắp).
Thực trạng cong vẹo cột sống học đường đang ngày càng phổ biến do thói quen ngồi học, đeo cặp sai tư thế.
Lời khuyên cho bố mẹ để tránh con trẻ bị cong vẹo cột sống sớm
Bậc phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây để phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ cong vẹo cột sống ở trẻ:
1. Tầm soát thường xuyên: Đưa trẻ đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiến hành tầm soát cột sống để phát hiện từ sớm những bất thường đối với cột sống.
2. Duy trì tư thế đúng: Hướng dẫn trẻ cách ngồi đúng tư thế và thường xuyên nhắc nhở trẻ trong việc điều chỉnh tư thế. Lựa chọn cho trẻ sử dụng các loại bàn ghế và cặp sách hỗ trợ cột sống.
3. Vận động thường xuyên: Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, có thể thực hiện các bài tập hỗ trợ cải thiện tư thế cột sống.
4. Lựa chọn nơi điều trị uy tín: Nếu phát hiện những dấu hiệu cong vẹo cột sống, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và hướng dẫn quá trình phục hồi.
Các bậc phụ huynh khi phát hiện ra con em có dấu hiệu bị cong vẹo cột sống thì nên cho đi thăm khám và phục hồi chức năng càng sớm càng tốt.
Một trong những địa chỉ uy tín hiện nay về phục hồi chức năng cong vẹo cột sống mà các bậc phụ huynh có thể đưa con trẻ đến là Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA. Tại đây, trẻ có thể được hỗ trợ với:
- Hệ thống chụp hình thái cột sống 4D với hệ thống DIERS nhập khẩu từ Đức giúp lượng giá tình trạng cong vẹo cột sống, sử dụng ánh sáng quang phổ an toàn với trẻ nhỏ.
- Liệu trình điều trị cá nhân hoá theo tình trạng của trẻ và áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- Không gian phòng tập tạo cảm giác thoải mái và đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tận tâm giúp trẻ không cảm giác gò bó, sợ hãi.
- Thực hiện các bài tập vẹo cột sống với sự đồng hành của bác sĩ và kỹ thuật viên để đảm bảo hiệu quả trong quá trình luyện tập.
Bậc phụ huynh có thể truy cập website chính thức của MYREHAB MATSUOKA https://myrehab-matsuoka.com/ để cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất về phục hồi chức năng hoặc liên hệ với hotline 1900 3181 để được tư vấn chi tiết!